Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Ngày 14/2, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp cung ứng tôm giống trên địa bàn.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi, mỗi năm Cà Mau cần khoảng trên 25 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, mỗi năm tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 8-9 tỷ con tôm sú, đáp ứng 40% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Từ đó, công tác quản lý con giống gặp nhiều khó khăn, do lượng giống du nhập tỉnh lớn.
Đặc biệt, hiện nay phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến đang phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống lớn, khoảng 25-28 tỷ con trong năm 2014. Trong đó có khoảng 3 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tỉnh không sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng mà phải nhập từ các tỉnh khác. Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra giống tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Mỗi năm cung cấp khoảng 133.900 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu là tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.