Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Ngày 14/2, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp cung ứng tôm giống trên địa bàn.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi, mỗi năm Cà Mau cần khoảng trên 25 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, mỗi năm tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 8-9 tỷ con tôm sú, đáp ứng 40% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Từ đó, công tác quản lý con giống gặp nhiều khó khăn, do lượng giống du nhập tỉnh lớn.
Đặc biệt, hiện nay phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến đang phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống lớn, khoảng 25-28 tỷ con trong năm 2014. Trong đó có khoảng 3 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tỉnh không sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng mà phải nhập từ các tỉnh khác. Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra giống tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Mỗi năm cung cấp khoảng 133.900 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu là tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Giá dâu đầu mùa năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000 – 5.000đ/kg, nên cả người trồng và người bán đều phấn khởi...

DN phản ánh, họ phải mất hàng tỉ đồng tiền lưu kho chỉ để chờ kết quả lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Đoàn chuyên gia nông nghiệp Mỹ vừa có chuyến khảo sát, đánh giá về tình hình trồng mắc ca tại Tây Nguyên, theo đề án phát triển mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam…

Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.