Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó khăn cho người nuôi tôm ở huyện Đông Hòa (Phú Yên)

Khó khăn cho người nuôi tôm ở huyện Đông Hòa (Phú Yên)
Ngày đăng: 19/06/2015

Tình hình bệnh tôm tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) đang diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Ông Nguyễn Văn Mến, người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, cho biết: “Năm nay tôi thả tôm nuôi với diện tích khoảng 1,2ha.

Do thời tiết ngay từ đầu vụ không thuận lợi, tôm thả nuôi được khoảng 30 ngày thì xuất hiện bệnh và chết dần. Biểu hiện ban đầu là tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước sau đó tôm chết với số lượng lớn. Vì tôm còn nhỏ, không thể xuất bán nên tôi cho tôm ăn cầm chừng và xác định con nào còn sống thì nuôi. Tổng chi phí vụ này hơn 40 triệu đồng, nhưng sau hơn hai tháng thả nuôi tôi kéo tôm bán chỉ thu lại gần 10 triệu đồng.

Sang vụ hai, tôi tiếp tục cải tạo hồ nuôi rất kỹ, thả gần 120.000 con giống. Đến nay, tôm nuôi được hơn 40 ngày, nhưng phát triển rất chậm…”. Còn theo ông Nguyễn Văn Sang ở xã Hòa Hiệp Nam, với diện tích hồ nuôi khoảng 4.000m2, ông thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Khi tôm được khoảng hai tháng tuổi thì xuất hiện bệnh và chết, ông đã kịp thời kéo tôm bán nên không bị lỗ vốn. Do thời tiết bất lợi và tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi quá phức tạp nên ông Sang không dám thả nuôi lại vụ hai…

Ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, cho biết, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn xã khoảng 580ha. Vụ nuôi năm nay rất nhiều hộ bỏ trống hồ, không thả nuôi tôm. Đến nay, bà con chỉ thả nuôi khoảng 280ha và có khoảng 170ha tôm nuôi đã thu hoạch. Trong số diện tích tôm nuôi đã thu hoạch có khoảng 120ha tôm bị bệnh và mất trắng khoảng 38ha.

Theo ông Đỗ Kim Đồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện khoảng 1.200ha, đến nay người dân đã thả nuôi khoảng 555ha. Hiện khoảng 320ha tôm nuôi đã được thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 3,5 tấn tôm thương phẩm/ha. Thời gian qua, do thời tiết bất lợi nên có hơn 130ha tôm nuôi bị bệnh (vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch gần 100ha), xảy ra chủ yếu ở tôm nuôi từ 15 đến 50 ngày tuổi.

Tỉnh đã hỗ trợ cho huyện Đông Hòa 700kg thuốc sát trùng chlorin để xử lý dịch bệnh tôm nhằm hạn chế lây lan. UBND huyện Đông Hòa đã thành lập tổ chuyên trách tham mưu cho UBND huyện phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh triển khai tập huấn cho người nuôi tôm về bệnh tôm và cách phòng trị. Phòng NN-PTNT huyện cũng đã khuyến cáo người nuôi tôm không nên tiếp tục thả nuôi đối với những diện tích ao hồ bị nhiễm bệnh, nên chuyển số diện tích này sang nuôi trồng các đối tượng thủy sản khác.

UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có nuôi tôm thực hiện tốt khâu quản lý vùng nuôi, tăng cường quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Các địa phương có nuôi tôm triển khai các mô hình sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, nuôi đa loài luân canh, xen canh, nuôi kết hợp nhiều loài theo hướng xử lý môi trường bằng sinh học, thành lập các tổ cộng đồng phù hợp từng vùng nuôi theo hướng bền vững.

Theo Trạm Thú y huyện Đông Hòa, từ đầu vụ đến nay, cơ quan thú y đã kết hợp với các ngành chức năng và địa phương lấy nhiều mẫu tôm bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm, phát hiện tôm chủ yếu bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng. Nguyên nhân là do thời tiết biến đổi bất thường, một số hộ nuôi không đảm bảo kỹ thuật trong khâu vệ sinh ao hồ, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, thả nuôi chưa đồng bộ nên dịch bệnh lây lan trên diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Hà (Lâm Đồng) hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa Lâm Hà (Lâm Đồng) hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa

Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

16/04/2015
Thành công từ mô hình nuôi heo rừng thuần chủng Thành công từ mô hình nuôi heo rừng thuần chủng

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

16/04/2015
Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm Nam Định đẩy mạnh tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

16/04/2015
Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

16/04/2015
Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai) Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai)

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

16/04/2015