Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó khăn cho người nuôi tôm hùm

Khó khăn cho người nuôi tôm hùm
Ngày đăng: 16/04/2015

Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, từ đầu năm đến nay, ngư dân trên địa bàn thị xã đã thả nuôi khoảng 7.500 lồng tôm hùm. Số lượng tôm hùm thả nuôi mới tăng khoảng 3 đến 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái là do năm nay sản lượng tôm hùm giống khai thác tăng cao. Giá tôm hùm giống trong hai tháng đầu năm 2015 từ 340.000 đến 360.000 đồng/con. Tuy nhiên đến tháng 3/2015 chỉ còn 200.000 đến 220.000 đồng/con vì giá tôm hùm thịt hạ xuống thấp.

Hiện nay, bệnh tôm đã xảy ra ở nhiều vùng nuôi khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Minh Chỉ, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương (TX Sông Cầu), cho biết: “Từ cuối năm 2014 đến nay, bệnh trên tôm hùm xảy ra rất phức tạp, nhiều người nuôi trắng tay do tỉ lệ tôm chết quá cao.

Gia đình tôi thả nuôi hơn 3.000 con nhưng đến nay hao hụt gần 1/3”. Theo ông Đỗ Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế TX Sông Cầu, từ đầu năm đến nay, bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên tôm hùm đã xảy ra ở tất cả các vùng nuôi. Tỉ lệ tôm chết trung bình khoảng 25% trên tổng đàn nuôi. Trong đó, hai vùng nuôi bị nặng nhất là phường Xuân Yên và xã Xuân Phương có tỉ lệ tôm hùm chết khoảng 30% tổng đàn”.

Ông Nguyễn Hữu Đài, Phó trạm trưởng Trạm Thú y TX Sông Cầu, cho biết: Từ cuối tháng 12/2014 đến tháng 1/2015, trên địa bàn thị xã bắt đầu có tôm hùm nuôi chết và có dấu hiệu tăng. Trong một tháng, tỉ lệ tôm chết từ 5 đến 7% tổng đàn, riêng vùng nuôi thuộc thôn Dân Phú 1 (Vũng Chào, xã Xuân Phương) có tỉ lệ tôm chết từ 10 đến 15% tổng đàn.

Sau Tết Nguyên đán, tôm tiếp tục chết, đến tháng 3/2015, riêng địa bàn xã Xuân Cảnh đã có 80 hộ nuôi với hơn 36.000 con và tỉ lệ tôm chết đến thời điểm này khoảng 50%, tôm chết chủ yếu cỡ 0,6 đến 0,8kg/con. Đa số tôm chết có dấu hiệu đỏ thân, bệnh sữa, đen mang. Trạm Thú y TX Sông Cầu đã phối hợp với Phòng Kinh tế và UBND các xã, phường có nuôi tôm hùm hướng dẫn người nuôi trộn kháng sinh Oxyteraciline hoặc Doxyciline vào thức ăn với liều lượng 10 đến 15g/kg thức ăn cho ăn liên tục 5 đến 7 ngày.

Ngoài ra còn hướng dẫn người nuôi bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn để cho tôm ăn. Trạm Thú y TX Sông Cầu yêu cầu người nuôi sang thưa mật độ tôm nuôi và di chuyển lồng đến nơi thông thoáng, có lưu tốc dòng chảy tốt, điều chỉnh lồng ở độ sâu thích hợp.

Ông Phạm Kiên, Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: Địa phương đã chỉ đạo các phòng, ban của thị xã có liên quan và các xã, phường có nuôi tôm hùm phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh thủy sản (Viện Nghiên cứu thủy sản III) tổ chức hội thảo, tập huấn phòng, trị bệnh cho tôm hùm nuôi ở một số địa phương.

Đồng thời, các địa phương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý, sắp xếp lồng bè nuôi trồng thủy sản theo phương án đã được duyệt. Ngoài ra, các địa phương nên đa dạng hóa vật nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các vùng nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

05/09/2013
Nuôi Thử Chim Trĩ Nuôi Thử Chim Trĩ

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

08/06/2013
Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

29/07/2013
Ngư Dân Được Mùa Ruốc Ngư Dân Được Mùa Ruốc

Từ đầu tháng 8 đến nay, ngư dân xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) rất phấn khởi vì được mùa ruốc, sản lượng khai thác khoảng 20 tấn/ngày. Giá ruốc tươi dao động từ 18- 25 ngàn đồng/kg, ruốc khô bán với giá là 90 ngàn đồng/kg. Nhờ được mùa ruốc nên ngư dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

05/09/2013
Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

08/06/2013