Khô Cá Lóc Chợ Mới Món Quà Tết Độc Đáo

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, đặc sản khô cá lóc Chợ Mới - An Giang, với hương vị đặc trưng độc đáo, đã trở thành món quà Tết, được nhiều người lựa chọn để dành tặng bạn bè và người thân.
Cùng với các sản phẩm khô khác, thị trường khô cá lóc tại Chợ Mới - An Giang đang trở nên sôi động.
Từ lâu, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành đặc sản nổi danh khắp ĐBSCL. Để có được nguồn hàng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các cơ sở sản xuất đã phải chuẩn bị nguồn hàng từ tháng 10 âm lịch. Hiện nay, trung bình một ngày, có cơ sở cho ra từ 1 - 4 tấn cá khô. Trong đó, để có 1 kg khô cá lóc cần 4 kg cá tươi.
Chị Nguyễn Thị Huê - Chợ Mới - An Giang cho biết: "Hương vị khô cá lóc có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như bớt 50% đường".
Không dừng lại ở thị trường ĐBSCL, mặt hàng khô cá lóc Chợ Mới còn là món khoái khẩu của nhiều thực khách TP.HCM. Sản phẩm khô cá lóc mặn, không tẩm ướp đường ra đời từ đó, để đáp ứng sở thích và khẩu vị của các khách hàng mới này.
Hiện nay, các sạp bắt đầu bày bán khô cá lóc nhiều hơn và sức mua của người dân cũng bắt đầu tăng so với trước.
Chị Nguyễn Thị Chi Em - Tiểu thương tại Chợ Mới - An Giang chia sẻ: “Năm nay, mặt hàng khô cá lóc bán chạy hơn so với các mặt hàng khô khác, khách vãng lai thường chọn khô cá lóc nhiều".
Theo nhiều người tiêu dùng, sở dĩ họ chọn mua khô cá lóc để làm quà tặng vì mùi vị ngon của đặc sản Chợ Mới được nhiều người ưu thích.
Liên tục đổi mới theo khẩu vị và nhu cầu của người tiêu dùng, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành món đặc sản độc đáo, làm phong phú thêm hương vị ngày Tết cổ truyền tại phương Nam.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.