Khô Cá Lóc Chợ Mới Món Quà Tết Độc Đáo

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, đặc sản khô cá lóc Chợ Mới - An Giang, với hương vị đặc trưng độc đáo, đã trở thành món quà Tết, được nhiều người lựa chọn để dành tặng bạn bè và người thân.
Cùng với các sản phẩm khô khác, thị trường khô cá lóc tại Chợ Mới - An Giang đang trở nên sôi động.
Từ lâu, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành đặc sản nổi danh khắp ĐBSCL. Để có được nguồn hàng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các cơ sở sản xuất đã phải chuẩn bị nguồn hàng từ tháng 10 âm lịch. Hiện nay, trung bình một ngày, có cơ sở cho ra từ 1 - 4 tấn cá khô. Trong đó, để có 1 kg khô cá lóc cần 4 kg cá tươi.
Chị Nguyễn Thị Huê - Chợ Mới - An Giang cho biết: "Hương vị khô cá lóc có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như bớt 50% đường".
Không dừng lại ở thị trường ĐBSCL, mặt hàng khô cá lóc Chợ Mới còn là món khoái khẩu của nhiều thực khách TP.HCM. Sản phẩm khô cá lóc mặn, không tẩm ướp đường ra đời từ đó, để đáp ứng sở thích và khẩu vị của các khách hàng mới này.
Hiện nay, các sạp bắt đầu bày bán khô cá lóc nhiều hơn và sức mua của người dân cũng bắt đầu tăng so với trước.
Chị Nguyễn Thị Chi Em - Tiểu thương tại Chợ Mới - An Giang chia sẻ: “Năm nay, mặt hàng khô cá lóc bán chạy hơn so với các mặt hàng khô khác, khách vãng lai thường chọn khô cá lóc nhiều".
Theo nhiều người tiêu dùng, sở dĩ họ chọn mua khô cá lóc để làm quà tặng vì mùi vị ngon của đặc sản Chợ Mới được nhiều người ưu thích.
Liên tục đổi mới theo khẩu vị và nhu cầu của người tiêu dùng, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành món đặc sản độc đáo, làm phong phú thêm hương vị ngày Tết cổ truyền tại phương Nam.
Có thể bạn quan tâm

Cái được lớn nhất khiến người dân yên tâm là những diện tích được chuyển đổi sang trồng đậu xanh và hoa màu sử dụng ít nước đã cho năng suất, sản lượng cao.

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi.

Tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ), Nguyễn Thanh Hải ở ấp Thới Hiệp, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai vẫn chấp nhận đi làm thuê tại một trại sản xuất cá thát lát cườm với ấp ủ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Sau 3 năm học nghề, Hải quyết định xây dựng trang trại nuôi và ương cá tại quê nhà.

Tổng số tàu thuyền 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV Ông Nguyễn Đức Hoàng, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, tính từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đạt 129.247 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (115.399 tấn).

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Qua đó, ĐBSCL đang hướng đến phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường...