Khi đã có niềm tin

Cà phê nhân, sắn lát khô cùng đứng thứ 2 về lượng và giá trị, nhưng giá bán cà phê xếp thứ 10, sắn lát khô thứ 6.
Tương tự, giá bán gạo, cao su, chè đều bị xếp thứ 10, dù gạo đứng thứ 3 về lượng, thứ 4 về giá trị; cao su đứng thứ 4 cả về lượng lẫn giá trị; chè đứng thứ 5 về lượng, thứ 7 về giá trị.
Chiếm vị trí cao về số lượng và giá trị, song giá bán bị xếp ở thứ hạng thấp, tất nhiên, yếu tố giá mất đi sức mạnh cạnh tranh.
Nhìn vào trong nước, theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 9% năm 2014; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29% năm 2000 xuống còn 17,6% năm 2014...
Thêm nữa, các chuyên gia phân tích, xuất khẩu nông sản có sức lan tỏa về sản lượng nhiều nhất nhưng lan tỏa thu nhập lại ít nhất, chứng tỏ hàm lượng giá trị gia tăng thấp...
Nông nghiệp Việt Nam ẩn chứa bao “dấu hỏi” đầy trăn trở.
Chính vì thế, tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, các kinh tế gia nhấn mạnh: Chuỗi giá trị là yếu tố sống còn với nông nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu nông sản cần chủ động xây dựng chuỗi giá trị, thể hiện trách nhiệm xã hội cùng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cùng cả nước tự tin tham gia TPP và các FTA đã ký.
Nói vậy không có nghĩa các doanh nghiệp “đứng im tại chỗ”.
Cũng tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”, đại diện một doanh nghiệp nói: Doanh nghiệp đều biết rằng, vào TPP, chỉ có thể vượt khó bằng nội lực và niềm tin của chính mình.
Nội lực mạnh chưa đủ, niềm tin sẽ giúp doanh nghiệp có động lực vượt qua chính mình.
Thực tế, đã và đang có những doanh nghiệp “tỷ đô” dồn trí và lực vào nông nghiệp.
Dù còn ít ỏi (chỉ xấp xỉ 20 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường chiếm khoảng 3%), song những cái tên như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hòa Phát...
đã bước đầu tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn lên trên con đường phát triển đầy cam go.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ ghi danh thêm nhiều hơn nữa những doanh nghiệp “tỷ đô”, “triệu đô” để đủ sức cải thiện vị thế trên thị trường thế giới.
Có niềm tin sẽ có tất cả!
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).