Khi đã có niềm tin

Cà phê nhân, sắn lát khô cùng đứng thứ 2 về lượng và giá trị, nhưng giá bán cà phê xếp thứ 10, sắn lát khô thứ 6.
Tương tự, giá bán gạo, cao su, chè đều bị xếp thứ 10, dù gạo đứng thứ 3 về lượng, thứ 4 về giá trị; cao su đứng thứ 4 cả về lượng lẫn giá trị; chè đứng thứ 5 về lượng, thứ 7 về giá trị.
Chiếm vị trí cao về số lượng và giá trị, song giá bán bị xếp ở thứ hạng thấp, tất nhiên, yếu tố giá mất đi sức mạnh cạnh tranh.
Nhìn vào trong nước, theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 9% năm 2014; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29% năm 2000 xuống còn 17,6% năm 2014...
Thêm nữa, các chuyên gia phân tích, xuất khẩu nông sản có sức lan tỏa về sản lượng nhiều nhất nhưng lan tỏa thu nhập lại ít nhất, chứng tỏ hàm lượng giá trị gia tăng thấp...
Nông nghiệp Việt Nam ẩn chứa bao “dấu hỏi” đầy trăn trở.
Chính vì thế, tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, các kinh tế gia nhấn mạnh: Chuỗi giá trị là yếu tố sống còn với nông nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu nông sản cần chủ động xây dựng chuỗi giá trị, thể hiện trách nhiệm xã hội cùng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cùng cả nước tự tin tham gia TPP và các FTA đã ký.
Nói vậy không có nghĩa các doanh nghiệp “đứng im tại chỗ”.
Cũng tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”, đại diện một doanh nghiệp nói: Doanh nghiệp đều biết rằng, vào TPP, chỉ có thể vượt khó bằng nội lực và niềm tin của chính mình.
Nội lực mạnh chưa đủ, niềm tin sẽ giúp doanh nghiệp có động lực vượt qua chính mình.
Thực tế, đã và đang có những doanh nghiệp “tỷ đô” dồn trí và lực vào nông nghiệp.
Dù còn ít ỏi (chỉ xấp xỉ 20 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường chiếm khoảng 3%), song những cái tên như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hòa Phát...
đã bước đầu tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn lên trên con đường phát triển đầy cam go.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ ghi danh thêm nhiều hơn nữa những doanh nghiệp “tỷ đô”, “triệu đô” để đủ sức cải thiện vị thế trên thị trường thế giới.
Có niềm tin sẽ có tất cả!
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.