Khi đã có niềm tin

Cà phê nhân, sắn lát khô cùng đứng thứ 2 về lượng và giá trị, nhưng giá bán cà phê xếp thứ 10, sắn lát khô thứ 6.
Tương tự, giá bán gạo, cao su, chè đều bị xếp thứ 10, dù gạo đứng thứ 3 về lượng, thứ 4 về giá trị; cao su đứng thứ 4 cả về lượng lẫn giá trị; chè đứng thứ 5 về lượng, thứ 7 về giá trị.
Chiếm vị trí cao về số lượng và giá trị, song giá bán bị xếp ở thứ hạng thấp, tất nhiên, yếu tố giá mất đi sức mạnh cạnh tranh.
Nhìn vào trong nước, theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 9% năm 2014; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29% năm 2000 xuống còn 17,6% năm 2014...
Thêm nữa, các chuyên gia phân tích, xuất khẩu nông sản có sức lan tỏa về sản lượng nhiều nhất nhưng lan tỏa thu nhập lại ít nhất, chứng tỏ hàm lượng giá trị gia tăng thấp...
Nông nghiệp Việt Nam ẩn chứa bao “dấu hỏi” đầy trăn trở.
Chính vì thế, tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, các kinh tế gia nhấn mạnh: Chuỗi giá trị là yếu tố sống còn với nông nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu nông sản cần chủ động xây dựng chuỗi giá trị, thể hiện trách nhiệm xã hội cùng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cùng cả nước tự tin tham gia TPP và các FTA đã ký.
Nói vậy không có nghĩa các doanh nghiệp “đứng im tại chỗ”.
Cũng tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”, đại diện một doanh nghiệp nói: Doanh nghiệp đều biết rằng, vào TPP, chỉ có thể vượt khó bằng nội lực và niềm tin của chính mình.
Nội lực mạnh chưa đủ, niềm tin sẽ giúp doanh nghiệp có động lực vượt qua chính mình.
Thực tế, đã và đang có những doanh nghiệp “tỷ đô” dồn trí và lực vào nông nghiệp.
Dù còn ít ỏi (chỉ xấp xỉ 20 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường chiếm khoảng 3%), song những cái tên như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hòa Phát...
đã bước đầu tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn lên trên con đường phát triển đầy cam go.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ ghi danh thêm nhiều hơn nữa những doanh nghiệp “tỷ đô”, “triệu đô” để đủ sức cải thiện vị thế trên thị trường thế giới.
Có niềm tin sẽ có tất cả!
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.

Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.

Khoảng 8 giờ ngày 8-7, người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đi trên hàng chục chiếc ghe kéo ra sông để phản đối việc Công ty CP Hoàng Linh hút cát vì cho rằng việc hút cát gây ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ cá lồng bè bị chết hàng loạt.