Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!
Ngày đăng: 11/11/2014

Không thể nào tin được, dù đó là sự thực đang được rất nhiều cơ quan thông tin đại chúng quan tâm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Dân phá đã đành. Nhưng điều đau đớn hơn là việc phá rừng ở đây lại do cán bộ làm trước. Chủ tịch UBND xã An Lạc cho báo chí biết, gia đình ông có phá khoảng… vài ha. Rồi các gia đình phó chủ tịch, cán bộ mặt trận tổ quốc, tư pháp, trưởng phó thôn, cựu lãnh đạo xã, đảng viên… cũng phá.

Con trai và em trai chủ tịch xã Trần Dìn là những người phá rừng đầu tiên, phá cả rừng gỗ lim. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động phải dùng cụm từ “toàn dân phá rừng” để chỉ hiện tượng này. Chưa bao giờ câu nói “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, đúng theo nghĩa đen của nó, lại được thể hiện một cách sinh động đến thế qua vụ “phá rừng tập thể”, phá rừng có “đầu tàu gương mẫu” ở Sơn Động này.

Vì sao lại có hiện tượng đó?

Theo phản ánh của dân, phần lớn là những người được giao giữ rừng hàng chục năm nay, và họ đã giữ rất tốt, dù chẳng được một xu nào, cứ thấy cán bộ phá rừng trong khu bảo tồn đi để trồng keo, thì mình cũng phá, vì tưởng chính sách đã thay đổi. Trước đây phải giữ rừng nay được phá để trồng cây khác. Và “Chúng tôi không tin cán bộ địa phương thì tin ai?”.

Cán bộ xã, thôn là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức chính quyền, là những người đưa đường lối, chính sách cũng như pháp luật của đảng và nhà nước đến trực tiếp với từng người dân.

Lời nói của họ được dân tin. Việc làm của họ hiện hữu rành rành trước dân, nên có tác dụng rất lớn trong việc lôi kéo, thúc đẩy dân làm theo.

Nhất là ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp, thì người dân thường gửi lòng tin vào nhà nước, vào chế độ một cách rất chất phác qua những cán bộ, những đảng viên mà họ thường tiếp xúc hằng ngày, bằng cách “cứ theo cán bộ, đảng viên mà làm”.

Chính vì thế mà một khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương trở nên tha hóa, biến chất, có những việc làm trái pháp luật, thì chúng gây tác hại cực kỳ khủng khiếp, mà vụ “toàn dân phá rừng” nói trên là một dẫn chứng. Hiện tượng đó phản ánh điều gì, nếu không phải là việc lâu nay, những tiêu chuẩn và trình độ bắt buộc phải có của cán bộ xã còn bị xem nhẹ?

Vi phạm pháp luật đương nhiên phải bị xử lý, bất kể người đó là ai. Hàng chục người phá rừng ở Sơn Động đã bị các cơ quan chức năng xử lý bằng các hình thức từ xử phạt đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng, cũng theo phản ánh của dân, thì việc xử lý ở đây rất không công bằng.

Những người dân phá rừng ít lại phải chịu mức phạt rất cao. Trong khi cán bộ phá nhiều hơn lại “được” hưởng mức phạt rất nhẹ. Cán bộ kiểm lâm hay đưa quyết định phạt cho dân vào… ban đêm. Có người còn gạ gẫm dân đưa tiền cho họ để được hưởng mức phạt nhẹ…

Những khu rừng bị phá đã mất rồi. Vấn đề là hãy vào cuộc quyết liệt hơn, công bằng hơn, để giữ lại những cánh rừng còn lại.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134396/van-de-du-luan/khi-can-bo-di-truoc-pha-rung.html


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

05/09/2014
Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

28/08/2014
Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.

28/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.

05/09/2014
Bước Tiến 15 Năm Bước Tiến 15 Năm

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

28/08/2014