Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!
Ngày đăng: 11/11/2014

Không thể nào tin được, dù đó là sự thực đang được rất nhiều cơ quan thông tin đại chúng quan tâm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Dân phá đã đành. Nhưng điều đau đớn hơn là việc phá rừng ở đây lại do cán bộ làm trước. Chủ tịch UBND xã An Lạc cho báo chí biết, gia đình ông có phá khoảng… vài ha. Rồi các gia đình phó chủ tịch, cán bộ mặt trận tổ quốc, tư pháp, trưởng phó thôn, cựu lãnh đạo xã, đảng viên… cũng phá.

Con trai và em trai chủ tịch xã Trần Dìn là những người phá rừng đầu tiên, phá cả rừng gỗ lim. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động phải dùng cụm từ “toàn dân phá rừng” để chỉ hiện tượng này. Chưa bao giờ câu nói “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, đúng theo nghĩa đen của nó, lại được thể hiện một cách sinh động đến thế qua vụ “phá rừng tập thể”, phá rừng có “đầu tàu gương mẫu” ở Sơn Động này.

Vì sao lại có hiện tượng đó?

Theo phản ánh của dân, phần lớn là những người được giao giữ rừng hàng chục năm nay, và họ đã giữ rất tốt, dù chẳng được một xu nào, cứ thấy cán bộ phá rừng trong khu bảo tồn đi để trồng keo, thì mình cũng phá, vì tưởng chính sách đã thay đổi. Trước đây phải giữ rừng nay được phá để trồng cây khác. Và “Chúng tôi không tin cán bộ địa phương thì tin ai?”.

Cán bộ xã, thôn là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức chính quyền, là những người đưa đường lối, chính sách cũng như pháp luật của đảng và nhà nước đến trực tiếp với từng người dân.

Lời nói của họ được dân tin. Việc làm của họ hiện hữu rành rành trước dân, nên có tác dụng rất lớn trong việc lôi kéo, thúc đẩy dân làm theo.

Nhất là ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp, thì người dân thường gửi lòng tin vào nhà nước, vào chế độ một cách rất chất phác qua những cán bộ, những đảng viên mà họ thường tiếp xúc hằng ngày, bằng cách “cứ theo cán bộ, đảng viên mà làm”.

Chính vì thế mà một khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương trở nên tha hóa, biến chất, có những việc làm trái pháp luật, thì chúng gây tác hại cực kỳ khủng khiếp, mà vụ “toàn dân phá rừng” nói trên là một dẫn chứng. Hiện tượng đó phản ánh điều gì, nếu không phải là việc lâu nay, những tiêu chuẩn và trình độ bắt buộc phải có của cán bộ xã còn bị xem nhẹ?

Vi phạm pháp luật đương nhiên phải bị xử lý, bất kể người đó là ai. Hàng chục người phá rừng ở Sơn Động đã bị các cơ quan chức năng xử lý bằng các hình thức từ xử phạt đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng, cũng theo phản ánh của dân, thì việc xử lý ở đây rất không công bằng.

Những người dân phá rừng ít lại phải chịu mức phạt rất cao. Trong khi cán bộ phá nhiều hơn lại “được” hưởng mức phạt rất nhẹ. Cán bộ kiểm lâm hay đưa quyết định phạt cho dân vào… ban đêm. Có người còn gạ gẫm dân đưa tiền cho họ để được hưởng mức phạt nhẹ…

Những khu rừng bị phá đã mất rồi. Vấn đề là hãy vào cuộc quyết liệt hơn, công bằng hơn, để giữ lại những cánh rừng còn lại.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134396/van-de-du-luan/khi-can-bo-di-truoc-pha-rung.html


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Nái Hướng Nạc Tại Xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo): Sẽ Nhân Rộng Nếu Hiệu Quả Cao Nuôi Heo Nái Hướng Nạc Tại Xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo): Sẽ Nhân Rộng Nếu Hiệu Quả Cao

Cuối năm 2012, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương, nông dân xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo lần đầu tiên biết đến mô hình nuôi heo nái hướng nạc. Theo nhận xét ban đầu của Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa, mô hình trên đã bắt đầu “đơm hoa kết trái”…

31/10/2013
Mô Hình Kiểm Soát Theo Chuỗi: Tiền Đề Xây Dựng Cơ Sở Rau An Toàn Mô Hình Kiểm Soát Theo Chuỗi: Tiền Đề Xây Dựng Cơ Sở Rau An Toàn

Theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (QLCLNLTS), việc triển khai mô hình thực phẩm rau an toàn theo chuỗi là tiền đề để xây dựng cơ sở rau an toàn.

31/10/2013
Giảm Sản Lượng Để Kiểm Soát Giá Xuất Khẩu Cá Tra Giảm Sản Lượng Để Kiểm Soát Giá Xuất Khẩu Cá Tra

Hiện nay, ngành cá tra Việt Nam đang có chiều hướng “tuột dốc” mà nguyên nhân chính là do nội tại còn nhiều bất cập. Việc lấy ý kiến hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành cá tra nhằm vực dậy ngành cá tra Việt Nam là việc cần thiết.

01/11/2013
Heo Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi Heo Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi

Ngày 28-10, ông Trần Văn Tấn (Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang) là thương lái cho biết, hiện nay heo hơi bán ở các trại có giá từ 46- 48 ngàn đồng/kg, ở các nơi chăn nuôi nhỏ lẻ từ 43-45 ngàn đồng/kg, tăng 10 ngàn đồng/kg so với đầu năm 2013.

01/11/2013
Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung

Thời gian gần đây do giá đường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) lần lược chuyển sang trồng một số loại hoa màu như: Củ sắn, đậu, bắp, khoai... Đặc biệt là mô hình trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông được người dân ở đây coi là hướng đi mới. Hiện nay bà con nông dân xã An Thạnh Đông đang vào vụ gieo trồng cây củ sắn và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển rất tốt.

01/11/2013