Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò Sữa

Quyết tâm tìm hướng đi mới trong sản xuất chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phó Văn Bột, ngụ ấp Phú An 1, xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi bò sữa.
Ông Bột kể, hai vợ chồng ông đều làm nghề giáo, khi về nghỉ hưu, nhiều năm loay hoay với cây lúa và các loại hoa màu khác nhưng vẫn không đem lại hiệu quả. Năm 2000, phong trào nuôi bò sữa ở các địa phương phát triển mạnh, thấy lợi nhuận kinh tế khá lý tưởng nên ông nuôi thử.
Giống bò sữa vốn rất đắt nên ban đầu ông chỉ nuôi 3 con bò giống, với giá 20 triệu đồng/con. Để có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa, ông thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi khác, tìm tòi trên sách, báo và cả những điểm nuôi thành công ngoài địa phương. Nhờ đó, đàn bò sữa của ông phát triển đều đặn, nên kinh tế gia đình khởi sắc rõ nét.
Theo ông Bột, nuôi bò sữa không khó, nhưng người nuôi bò phải siêng năng, chịu khó, đồng thời phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và thời gian cho bò ăn hàng ngày. Để đảm bảo chi phí đầu vào và chất lượng của sữa, ngoài nguồn cỏ tươi, ông đã linh hoạt phối trộn thức ăn cho bò gồm thức ăn chăn nuôi và cám heo.
Trung bình một ngày, mỗi con bò sữa sẽ “tiêu thụ” hơn 10 kg thực phẩm hỗn hợp và 20 kg cỏ tươi. Lấy công làm lời, tất cả đất quanh vườn nhà đều được ông Bột tận dụng để trồng cỏ voi, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn quanh năm cho bò.
Ông Bột còn cho biết thêm, cùng giống bò nhưng bò sữa khác với bò thịt, chúng chỉ thích nghi tốt với nhiệt độ thoáng mát nên chuồng bò phải được làm ở nơi rộng rãi, khô ráo, sạch sẽ nhằm thuận tiện cho việc vắt sữa và đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi.
Ngoài ra, người nuôi còn phải chú ý tiêm phòng vắc-xin định kỳ để chống dịch bệnh. Bò sữa nuôi khoảng 15 tháng thì cho lên giống và hơn 2 năm bắt đầu khai thác sữa. Nếu được chăm sóc chu đáo và phát triển tốt, mỗi ngày, bò cho sữa được 2 lần vào lúc sáng và chiều.
Nói về hiệu quả kinh tế từ mô hình này, ông Bột phấn khởi: “Nuôi bò sữa có thể cho thu nhập hàng ngày, đặc biệt là giá sữa tăng và ngày càng ổn định. Hiện tại, tôi đã phát triển đàn bò sữa được 5 con, trong đó có 4 con đang cho sữa, một con mới sinh.
Bình quân mỗi ngày, một con bò sữa cho khoảng 10 kg sữa tươi, với giá hiện tại 17 ngàn đồng/kg, trừ chi phí thức ăn và thuê người cắt cỏ, tôi thu lãi trên 400 ngàn đồng. Ngày nay, đời sống phát triển, người dân dùng sữa tươi nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng nên nhu cầu theo đó tăng lên, ngày nào cũng bán hết cho các cửa tiệm ở TP. Long Xuyên và người dân địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.