Khảo Sát Tình Trạng Tự Phát Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Huyện Cái Nước Và Phú Tân

Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát hộ dân tự phát đào ao nuôi tôm công nghiệp và tổ chức họp dân tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước và xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau).
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có gần 40 ha tôm công nghiệp bị chết trên địa bàn xã Tân Hưng Đông. Nguyên nhân là do con giống, thuốc thủy sản và thức ăn tràn lan trên thị trường không đảm bảo chất lượng, nhiều hộ nuôi chưa nắm được quy trình kỹ thuật nuôi. Đặc biệt là điện sinh hoạt bị quá tải do sử dụng điện nuôi tôm công nghiệp.
Phát biểu tại buổi họp dân, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ nuôi tôm công nghiệp, khuyến khích hộ dân mở rộng diện tích nuôi tôm trong vùng quy hoạch, những khu vực nào không đảm bảo quy hoạch thì ngưng nuôi.
Sở Nông nghiệp sẽ đề nghị các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh tôm giống lớn có thương hiệu và uy tín cung ứng con giống sạch, chất lượng và giá rẻ cho hộ nuôi. Đồng thời đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đối với thức ăn và thuốc thủy sản nhằm giúp người nuôi tôm đạt năng suất cao hơn trong những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, tại xã Đắk Sin (Đắk R'lấp), ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ cao, có một số diện tích lên tới 50 - 70 con/m2 và đã làm hơn 200m2 lúa bị ốc bươu vàng cắn phá trắng.

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.

Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà - Quảng Ngãi) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.