Khảo Sát Tình Trạng Tự Phát Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Huyện Cái Nước Và Phú Tân

Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát hộ dân tự phát đào ao nuôi tôm công nghiệp và tổ chức họp dân tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước và xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau).
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có gần 40 ha tôm công nghiệp bị chết trên địa bàn xã Tân Hưng Đông. Nguyên nhân là do con giống, thuốc thủy sản và thức ăn tràn lan trên thị trường không đảm bảo chất lượng, nhiều hộ nuôi chưa nắm được quy trình kỹ thuật nuôi. Đặc biệt là điện sinh hoạt bị quá tải do sử dụng điện nuôi tôm công nghiệp.
Phát biểu tại buổi họp dân, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ nuôi tôm công nghiệp, khuyến khích hộ dân mở rộng diện tích nuôi tôm trong vùng quy hoạch, những khu vực nào không đảm bảo quy hoạch thì ngưng nuôi.
Sở Nông nghiệp sẽ đề nghị các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh tôm giống lớn có thương hiệu và uy tín cung ứng con giống sạch, chất lượng và giá rẻ cho hộ nuôi. Đồng thời đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đối với thức ăn và thuốc thủy sản nhằm giúp người nuôi tôm đạt năng suất cao hơn trong những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Từ 2 bàn tay trắng, chỉ với vốn kiến thức kỹ thuật và niềm đam mê vượt khó làm giàu, nay anh Phạm Văn Chính đã có cơ ngơi chăn nuôi lợn an toàn trị giá hàng tỷ

Giá lên tới 500.000 đồng/kg nhưng rau hoa tuyết vẫn đắt hàng. Đây là một trong hàng trăm loại rau được trồng trong trang trại rau hữu cơ đạt chuẩn châu Âu

Mạnh dạn phá bỏ gần 2 ha nhãn lâu năm để chuyển đổi sang trồng chanh đào, sau 2 năm, anh Vũ Văn Thiết thu được lợi nhuận hơn 800 triệu đồng.

Tổ hợp tác nuôi gà đẻ theo quy trình sạch ở Long An sau khi trừ chi phí mỗi năm một hộ thu lợi nhuận trên nửa tỷ đồng.

Cách đây 20 năm khi thấy những cây chắn gió quanh bờ lô cà phê lên tốt, anh Nguyễn Ngọc Nghĩa đã tận dụng trồng xen hồ tiêu, mỗi năm cho thu thêm trên 1 tỷ đồng