Khảo Sát Tình Trạng Tự Phát Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Huyện Cái Nước Và Phú Tân

Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát hộ dân tự phát đào ao nuôi tôm công nghiệp và tổ chức họp dân tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước và xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau).
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có gần 40 ha tôm công nghiệp bị chết trên địa bàn xã Tân Hưng Đông. Nguyên nhân là do con giống, thuốc thủy sản và thức ăn tràn lan trên thị trường không đảm bảo chất lượng, nhiều hộ nuôi chưa nắm được quy trình kỹ thuật nuôi. Đặc biệt là điện sinh hoạt bị quá tải do sử dụng điện nuôi tôm công nghiệp.
Phát biểu tại buổi họp dân, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ nuôi tôm công nghiệp, khuyến khích hộ dân mở rộng diện tích nuôi tôm trong vùng quy hoạch, những khu vực nào không đảm bảo quy hoạch thì ngưng nuôi.
Sở Nông nghiệp sẽ đề nghị các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh tôm giống lớn có thương hiệu và uy tín cung ứng con giống sạch, chất lượng và giá rẻ cho hộ nuôi. Đồng thời đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đối với thức ăn và thuốc thủy sản nhằm giúp người nuôi tôm đạt năng suất cao hơn trong những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Chuyển động sau khi TPP được công bố, VN phải thay đổi từ khâu chọn giống, sản xuất cho đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo..