Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khảo sát nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và

Khảo sát nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và
Ngày đăng: 12/11/2015

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, một hộ nuôi hào lồng bè trên tiểu khu 1, sông Chà Và (ngồi, đầu tiên bên trái) khai báo thông tin với đoàn kiểm tra.

Mục đích của đợt kiểm tra, khảo sát nhằm rà soát các thông tin, số liệu về cơ sở nuôi trồng thủy sản, làm cơ sở đưa ra phương án bố trí, sắp xếp, di dời lồng bè theo quy hoạch đã phê duyệt;

Điều tra về tính pháp lý của các chủ cơ sở nuôi; thực trạng sử dụng lao động và an toàn lao động trên bè nuôi; tình hình nuôi trồng thủy sản (đối tượng nuôi, diện tích, phương pháp, năng suất…);

Độ an toàn bè cá; xác định tọa độ thực tế tại các bè nuôi; khoảng cách hiện trạng giữa các bè… Số liệu điều tra thu thập được sẽ là cơ sở cho các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý, cấp phép, quản lý luồng lạch an toàn giao thông đường thủy và an ninh trật tự tại khu vực nuôi.

Trong ngày đầu làm việc, đoàn đã tiến hành kiểm tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 1 và 2 trên sông Chà Và thuộc địa bàn xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).

Tại khu vực này, hầu hết các hộ nuôi cá bớp, cá chim, cá chẽm và nuôi hàu lá.

Qua khảo sát, đa phần các hộ nuôi đều nuôi tự phát, không có giấy phép nuôi do cơ quan chức năng cấp.

Diện tích nuôi dày, quy mô nuôi không đồng đều, có những bè nuôi ngay trong luồng giao thông làm ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa…

Được biết, việc kiểm tra, khảo sát sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện đến đến ngày 26-11.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

23/06/2014
Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

06/09/2014
Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.

06/09/2014
Bỏ Máy Tính Về Làm Nông Bỏ Máy Tính Về Làm Nông

Trưa, cái nắng đầu hè như đang “rán” chúng tôi trên đường đất cát dẫn đến mô hình trang trại “chăn nuôi tổng hợp” của một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Anh là Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi; ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

23/06/2014
Mùa Thanh Trà Buồn Ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) Mùa Thanh Trà Buồn Ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

06/09/2014