Khảo Sát Mô Hình Nuôi Rắn Tại Cà Mau

Ngày 25/9, cơ quan CITES Việt Nam cùng chuyên gia về bò sát của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã có chuyến khảo sát các trại nuôi rắn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Các chuyên gia đã đến khảo sát, tìm hiểu cách thức nuôi và ấp trứng rắn tại trại nuôi rắn hổ đất của anh Nguyễn Trung Quốc và cơ sở nuôi rắn ráo trâu của anh Huỳnh Văn Miên cùng ở ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Đây là hai cơ sở nuôi rắn lớn nhất tỉnh Cà Mau.
Qua khảo sát thực tế tại cơ sở về các loài rắn gây nuôi, tìm hiểu về kỹ thuật sinh sản và hiệu quả kinh tế tại một số địa phương trên cả nước, nhóm chuyên gia này sẽ chứng minh với tổ chức CITES quốc tế là rắn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam có nguồn gốc từ gây nuôi, nhằm tạo điều kiện cho hộ dân mua bán được dễ dàng. Đồng thời hoàn chỉnh sổ tay cẩm nang kỹ thuật nuôi rắn để nhân rộng mô hình này cho hộ dân vùng nông thôn Việt Nam để có thêm thu nhập.
Được biết, ngoài chuyến khảo sát về rắn, chuyên gia của tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế còn trở lại Vườn quốc gia U Minh hạ dùng phương pháp đồng vị phóng xạ để phân biệt đâu là da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi và đâu là da trăn có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp cho cơ quan CITES Việt Nam dễ dàng quản lý và làm thủ tục xuất khẩu da trăn sang nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

Ngày 20-1, Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu loại xuất sắc đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”. Đề tài do Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm.