Khảo Sát Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Thủy Sản

Đoàn công tác Trung ương do ông Trần Xuân Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đến khảo sát mô hình liên kết sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, tính đến giữa tháng 3/2014, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh là 1.114,22ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm rồi, sản lượng thu hoạch 75.354 tấn, giảm 2,05% so với cùng kỳ. Về tình hình liên kết, tiêu thụ thủy sản, hiện trên địa bàn tỉnh có các hình thức liên kết chủ yếu gồm: doanh nghiệp (DN) khép kín quy trình sản xuất từ nuôi thịt, chế biến, xuất khẩu;
DN sản xuất thức ăn thủy sản và sản xuất khác liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN chế biến xuất khẩu; nông dân nuôi gia công cho DN; nông dân tham gia hiệp hội thủy sản và liên kết với DN cung ứng vật tư, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm.
Theo đánh giá, hoạt động sản xuất thủy sản xuất khẩu theo mô hình khép kín mặc dù đã manh nha phát triển từ khá lâu và được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn, quy định nào nhằm tạo điều kiện cho DN có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành, phần lớn các ngân hàng chưa thật sự sâu sát và thường áp dụng chung giữa các DN xuất khẩu thủy sản đơn thuần với các DN xuất khẩu có quy trình sản xuất khép kín.
Ngoài ra, các khó khăn về thời gian cho vay ngắn hơn so với thời gian nuôi cá; định giá ao nuôi của DN và người dân chưa thỏa đáng; cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh chưa phù hợp cũng ảnh hưởng đến quy trình chăn nuôi khép kín của DN.
Tại cuộc họp, một số ngân hàng và DN thương mại trên địa bàn tỉnh đề xuất: đối với DN thủy sản thực hiện theo mô hình khép kín, ngân hàng Nhà nước cần có những cơ chế cho vay phù hợp; có những gói hỗ trợ lãi suất kịp thời phù hợp với ngành thủy sản;
Chính phủ cần xây dựng nhiều chương trình ưu đãi đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với thời hạn dài, lãi suất thấp; có chính sách bảo lãnh vay vốn đối với các DN, hộ nông dân đã tiến hành đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản trong các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng...
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Xuân Châu thông tin nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai mô hình liên kết cá tra theo chuỗi, trong đó, có các vấn đề liên quan đến ngân hàng, DN như hướng tới sẽ chọn một số ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng cổ phần có kinh nghiệm cho vay tỷ trọng lớn, đồng thời chọn các DN thủy sản thực hiện mô hình khép kín có hiệu quả để triển khai mô hình chuỗi liên kết thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) dự báo, trong năm 2014, ngành cá tra Việt Nam còn quá nhiều bất cập cần giải quyết với kịch bản kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất chỉ đạt 1,75 tỷ USD.

Sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô số hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm và về các nguy cơ của việc sử dụng thủy sản không an toàn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản.

Vụ khai thác tôm hùm con giống ở huyện Tuy An còn kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Tôm hùm giống khai thác được ở huyện Tuy An chủ yếu cung ứng cho các cơ sở, hoặc hộ gia đình nuôi ương tôm hùm và tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.