Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khảo Sát Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Thủy Sản

Khảo Sát Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Thủy Sản
Ngày đăng: 10/04/2014

Đoàn công tác Trung ương do ông Trần Xuân Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đến khảo sát mô hình liên kết sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, tính đến giữa tháng 3/2014, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh là 1.114,22ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm rồi, sản lượng thu hoạch 75.354 tấn, giảm 2,05% so với cùng kỳ. Về tình hình liên kết, tiêu thụ thủy sản, hiện trên địa bàn tỉnh có các hình thức liên kết chủ yếu gồm: doanh nghiệp (DN) khép kín quy trình sản xuất từ nuôi thịt, chế biến, xuất khẩu;

DN sản xuất thức ăn thủy sản và sản xuất khác liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN chế biến xuất khẩu; nông dân nuôi gia công cho DN; nông dân tham gia hiệp hội thủy sản và liên kết với DN cung ứng vật tư, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm.

Theo đánh giá, hoạt động sản xuất thủy sản xuất khẩu theo mô hình khép kín mặc dù đã manh nha phát triển từ khá lâu và được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn, quy định nào nhằm tạo điều kiện cho DN có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành, phần lớn các ngân hàng chưa thật sự sâu sát và thường áp dụng chung giữa các DN xuất khẩu thủy sản đơn thuần với các DN xuất khẩu có quy trình sản xuất khép kín.

Ngoài ra, các khó khăn về thời gian cho vay ngắn hơn so với thời gian nuôi cá; định giá ao nuôi của DN và người dân chưa thỏa đáng; cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh chưa phù hợp cũng ảnh hưởng đến quy trình chăn nuôi khép kín của DN.

Tại cuộc họp, một số ngân hàng và DN thương mại trên địa bàn tỉnh đề xuất: đối với DN thủy sản thực hiện theo mô hình khép kín, ngân hàng Nhà nước cần có những cơ chế cho vay phù hợp; có những gói hỗ trợ lãi suất kịp thời phù hợp với ngành thủy sản;

Chính phủ cần xây dựng nhiều chương trình ưu đãi đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với thời hạn dài, lãi suất thấp; có chính sách bảo lãnh vay vốn đối với các DN, hộ nông dân đã tiến hành đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản trong các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng...

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Xuân Châu thông tin nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai mô hình liên kết cá tra theo chuỗi, trong đó, có các vấn đề liên quan đến ngân hàng, DN như hướng tới sẽ chọn một số ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng cổ phần có kinh nghiệm cho vay tỷ trọng lớn, đồng thời chọn các DN thủy sản thực hiện mô hình khép kín có hiệu quả để triển khai mô hình chuỗi liên kết thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An) Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An)

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm

05/08/2015
Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

05/08/2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015