Khảo Sát, Lập Vùng Nguyên Liệu Bông Vải Tập Trung 10.000 Ha Ở Quảng Nam

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Diện tích này chia làm 2 nhóm: diện tích chủ động và không chủ động nước tưới; trong đó khoảng 5 ha đảm bảo được nguồn nước tưới sẽ xúc tiến xây dựng mô hình thí điểm trồng cây bông vải ngay trong vụ Xuân Hè 2013 từ nguồn kinh phí khuyến nông khuyến lâm. Đây là nỗ lực ban đầu trong mục tiêu xây dựng khoảng 10.000 ha vùng trồng bông vải nguyên liệu tập trung mà UBND tỉnh và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư. Trong đó, Vinatex cam kết tham gia khảo sát, quy hoạch với quy trình tưới tiết kiệm nước, giống mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cạnh tranh. Quá trình trồng thử nghiệm cũng do Vinatex chủ trì, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm bón và nguồn giống, sau đó nhân ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.