Khảo Sát, Lập Vùng Nguyên Liệu Bông Vải Tập Trung 10.000 Ha Ở Quảng Nam

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Diện tích này chia làm 2 nhóm: diện tích chủ động và không chủ động nước tưới; trong đó khoảng 5 ha đảm bảo được nguồn nước tưới sẽ xúc tiến xây dựng mô hình thí điểm trồng cây bông vải ngay trong vụ Xuân Hè 2013 từ nguồn kinh phí khuyến nông khuyến lâm. Đây là nỗ lực ban đầu trong mục tiêu xây dựng khoảng 10.000 ha vùng trồng bông vải nguyên liệu tập trung mà UBND tỉnh và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư. Trong đó, Vinatex cam kết tham gia khảo sát, quy hoạch với quy trình tưới tiết kiệm nước, giống mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cạnh tranh. Quá trình trồng thử nghiệm cũng do Vinatex chủ trì, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm bón và nguồn giống, sau đó nhân ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.