Khánh Thành Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Lớn Nhất Việt Nam

Bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam có tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Sáng 5/11, tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, thuộc VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổ chức Động vật châu Á cắt băng khánh thành bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, hai khu nhà gấu đôi mới hoàn thiện có nhiều cải tiến so với các khu chăm sóc gấu đã được xây dựng trước đó. Hiện tại, một số buồng gấu được trang bị đặc biệt, có thiết kế phù hợp cho thể lực và vận động của các cá thể gấu tàn tật như mất chi, cụt chân... được cứu về từ các trang trại nuôi gấu lấy mật.
Thêm vào đó, các khu bán tự nhiên có diện tích rộng 2.500 m2, tận dụng địa hình đa dạng của thung lũng, được lắp đặt bể bơi, các bậc leo trèo, cành cây, cũng như các thiết bị đặc biệt làm đa dạng môi trường sống cho gấu, giúp chúng nhanh chóng phục hồi khả năng tự nhiên và sự linh hoạt.
Hiện nay, Tổ chức Động vật châu Á đã giải cứu được hơn 100 cá thể gấu (bao gồm gấu chó và gấu ngựa) về sống trong môi trường bán tự nhiên xanh tại Trung tâm. Được biết, Dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam theo mô hình bán hoang dã được khởi công tháng 12/1013, tổng kinh phí đầu tư lên tới gần 18 tỷ đồng do Tổ chức Động vật châu Á tài trợ toàn bộ về mặt tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.

Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 Sở làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã: Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước (huyện Bình Đại) để phục vụ cho khoảng 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm nay, do Thái Lan và một số nguồn cung khác vẫn chưa phục hồi bởi dịch bệnh EMS, cộng với việc các doanh nghiệp bị đơn không bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) theo kết quả cuối của POR7, XK tôm Việt Nam sang Mỹ trở nên rất thuận lợi.

Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động SX, chăn nuôi của trang trại chủ yếu là do quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và bài tiết của động vật nuôi gồm phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, mỗi ngày có khoảng 100 m3 nước thải, trong những ngày có nhiệt độ cao nhất, sử dụng nước nhiều nhất.