Khánh Thành Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Lớn Nhất Việt Nam

Bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam có tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Sáng 5/11, tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, thuộc VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổ chức Động vật châu Á cắt băng khánh thành bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, hai khu nhà gấu đôi mới hoàn thiện có nhiều cải tiến so với các khu chăm sóc gấu đã được xây dựng trước đó. Hiện tại, một số buồng gấu được trang bị đặc biệt, có thiết kế phù hợp cho thể lực và vận động của các cá thể gấu tàn tật như mất chi, cụt chân... được cứu về từ các trang trại nuôi gấu lấy mật.
Thêm vào đó, các khu bán tự nhiên có diện tích rộng 2.500 m2, tận dụng địa hình đa dạng của thung lũng, được lắp đặt bể bơi, các bậc leo trèo, cành cây, cũng như các thiết bị đặc biệt làm đa dạng môi trường sống cho gấu, giúp chúng nhanh chóng phục hồi khả năng tự nhiên và sự linh hoạt.
Hiện nay, Tổ chức Động vật châu Á đã giải cứu được hơn 100 cá thể gấu (bao gồm gấu chó và gấu ngựa) về sống trong môi trường bán tự nhiên xanh tại Trung tâm. Được biết, Dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam theo mô hình bán hoang dã được khởi công tháng 12/1013, tổng kinh phí đầu tư lên tới gần 18 tỷ đồng do Tổ chức Động vật châu Á tài trợ toàn bộ về mặt tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin Nhà máy Đường Thới Bình thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam (gọi tắt là NMĐ Thới Bình), tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) ngừng thu mua mía trong vụ mùa tới khiến hàng ngàn hộ dân trồng mía ở Cà Mau, Kiên Giang như đang ngồi trên lửa.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại với mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2.

Thông tư quy định rõ biện pháp xử lý đối với các mẫu thủy sản nuôi phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Cụ thể, nếu phát hiện tại thời điểm chuẩn bị hoặc đang thu hoạch, cơ quan giám sát có văn bản tạm đình chỉ thu hoạch, xác định nguyên nhân và yêu cầu cơ sở thực hiện biện pháp khắc phục.

Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.