Khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi đặc khu HOPE Nghệ An

Đến dự buổi lễ có đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT.
Về phía Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Xuân Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope Nghệ An Việt Nam nằm tại KCN Nam Cấm, 100% vốn thuộc Tập Đoàn Hoa Tây Đặc Khu Hope, vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.
Nhà máy được trang bị dây chuyền máy móc tiên tiến, sản lượng hàng năm cung cấp ra thị trường miền Trung khoảng 150 ngàn tấn thức ăn chăn nuôi cao cấp thế hệ mới cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Không chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi, Công ty Đặc khu HOPE Nghệ An còn có kế hoạch đầu tư: trang trại sản xuất con giống, chăn nuôi thương phẩm và chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khi sản xuất ổn định sẽ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp là người địa phương và hàng ngàn lao động gián tiếp.
Lễ cắt băng khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi đặc khu HOPE tại Nghệ An
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Hoa đã ghi nhận và đánh giá cao sự đầu tư thực hiện dự án của Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đặc khu Hope Nghệ An, đồng thời yêu cầu Công ty thực hiện tốt tôn chỉ kinh doanh, thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ và an toàn lao động theo quy định;
Quan tâm tới quyền lợi của người lao động; chấp hành tốt các quy định của Việt Nam về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, nộp ngân sách cho nhà nước..
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.

Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.

Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.

Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.