Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.
Công ty TNHH Thông Thuận được thành lập vào tháng 8-1999, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với hoạt động chuyên ngành: sản xuất tôm sú giống, gạch tuy-nen, muối, nuôi tôm thương phẩm.
Cuối năm 2009, Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận giải thể và chuyển nhượng lại nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 1 cho Công ty TNHH Thông Thuận.
Sau khi tiếp quản, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sản phẩm bảo đảm chất lượng quốc tế sang các nước, như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ,…
Công ty được Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài, nên tháng 9-2010, Công ty đã đầu tư 13 triệu USD (270 tỷ VNĐ) khởi công xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 trên diện tích 3,5 ha, lắp dây chuyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay, gồm: hệ thống lạnh trung tâm Amoniac với quy mô 18 máy nén lạnh liên hoàn, bốn băng chuyền cấp đông IQF siêu tốc có công suất 750kg sản phẩm/giờ, năm tủ đông tiếp xúc 1.500 kg mẻ/hai giờ, hai tủ cấp đông gió nhanh có công suất 300kg/giờ, một hầm đông gió có công suất 5.000kg/mẻ, một kho lạnh với âm 23 độ C, có sức chứa 3.000 tấn thành phẩm.
Với năng lực của nhà máy cùng với việc chủ động nguồn nguyên liệu hơn một nghìn ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ Cần Thơ đến Ninh Thuận, Công ty TNHH Thông Thuận sẽ áp dụng phương thức sản xuất theo quy trình khép kín từ nuôi cho đến chế biến các loại thành phẩm, như: Tôm Sushi, tôm cook và bil, tôm tẩm bột… mỗi năm khoảng 6.500 tấn các loại sản phẩm để xuất khẩu, ước tính giá trị sản xuất đạt từ 70 đến 80 triệu USD/năm.
Nhà máy đi vào hoạt động, đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.500 lao động tại Ninh Thuận, nâng tổng số lao động của cả hai nhà máy chế biến tôm xuất khẩu lên 3.500 người.
Tại buổi lễ khánh thành, Công ty TNHH Thông Thuận cũng đã trao tặng cho Quỹ Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Vì người nghèo xã Thành Hải số tiền 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), sau một thời gian dài được kiểm soát, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Hòa Bình

Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.

Với nhiều người dân các xã Khả cửu, Đông cửu và Thượng Cửu của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, thu nhập chính vẫn là từ trồng sắn. Vì vậy, năm 2011 nhiều gia đình ở đây đã đăng ký tham gia dự án trồng sắn nguyên liệu phục vụ nhà máy ethanol. Thế nhưng, hiện tại nhà máy này đang hoạt động rất cầm chừng khiến người dân rơi vào cảnh khó khăn, không biết sắn trồng ra có bán được hay không.

Là nội dung chỉ đạo đáng chú ý được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2013, diễn ra sáng 14-10 tại UBND tỉnh Kiên Giang.

Theo Cục BVTV, trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước.