Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.
Công ty TNHH Thông Thuận được thành lập vào tháng 8-1999, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với hoạt động chuyên ngành: sản xuất tôm sú giống, gạch tuy-nen, muối, nuôi tôm thương phẩm.
Cuối năm 2009, Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận giải thể và chuyển nhượng lại nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 1 cho Công ty TNHH Thông Thuận.
Sau khi tiếp quản, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sản phẩm bảo đảm chất lượng quốc tế sang các nước, như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ,…
Công ty được Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài, nên tháng 9-2010, Công ty đã đầu tư 13 triệu USD (270 tỷ VNĐ) khởi công xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 trên diện tích 3,5 ha, lắp dây chuyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay, gồm: hệ thống lạnh trung tâm Amoniac với quy mô 18 máy nén lạnh liên hoàn, bốn băng chuyền cấp đông IQF siêu tốc có công suất 750kg sản phẩm/giờ, năm tủ đông tiếp xúc 1.500 kg mẻ/hai giờ, hai tủ cấp đông gió nhanh có công suất 300kg/giờ, một hầm đông gió có công suất 5.000kg/mẻ, một kho lạnh với âm 23 độ C, có sức chứa 3.000 tấn thành phẩm.
Với năng lực của nhà máy cùng với việc chủ động nguồn nguyên liệu hơn một nghìn ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ Cần Thơ đến Ninh Thuận, Công ty TNHH Thông Thuận sẽ áp dụng phương thức sản xuất theo quy trình khép kín từ nuôi cho đến chế biến các loại thành phẩm, như: Tôm Sushi, tôm cook và bil, tôm tẩm bột… mỗi năm khoảng 6.500 tấn các loại sản phẩm để xuất khẩu, ước tính giá trị sản xuất đạt từ 70 đến 80 triệu USD/năm.
Nhà máy đi vào hoạt động, đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.500 lao động tại Ninh Thuận, nâng tổng số lao động của cả hai nhà máy chế biến tôm xuất khẩu lên 3.500 người.
Tại buổi lễ khánh thành, Công ty TNHH Thông Thuận cũng đã trao tặng cho Quỹ Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Vì người nghèo xã Thành Hải số tiền 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

Hiện giá gà ta bán ra thị trường khoảng 66 ngàn đồng/kg với gà trống, 76 ngàn đồng/kg gà mái, tăng 6 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đạt lợi nhuận thấp. Riêng giá con giống gà ta lại tăng đột biến, dao động từ 16 - 18,5 ngàn đồng/con, tăng gần 10 ngàn đồng/con so với thời điểm đầu năm. Gà giống “sốt” giá do nhu cầu nuôi gà ta phục vụ thị trường cuối năm tăng cao.

Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.