Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Giống Cây Trồng Trà Vinh

Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;
UBND và đại diện một số nông dân của các huyện có triển khai trồng bắp giống: Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần, Duyên Hải và Trà Cú. Ông Oporto Calderonjorge Daniel, đại diện Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) cùng tham dự.
Theo ông Hàn Phi Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam, Nhà máy chế biến hạt giống cây trồng Trà Vinh tại Khu Công nghiệp Long Đức (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh) được khởi công xây dựng ngày 04/09/2014, sau 4 tháng thi công hoàn thành ngày 31/12/2014.
Nhà máy có văn phòng làm việc với diện tích 128m2; khu sấy 780m2 với 04 máy sấy công suất 200 tấn bắp trái/mẻ; kho và xưởng chế biến hạt giống với diện tích 1.080m2, lắp đặt hệ thống thiết bị chế biến, xử lý hạt giống hiện đại có công suất 03 tấn hạt giống/giờ. Tổng giá trị đầu tư cho nhà máy là 11,6 tỷ đồng, trong đó hệ thống thiết bị trị giá 2,98 tỷ đồng.
Hiện nay, ngoài nhà máy vừa được khánh thành, Công ty còn có Nhà máy sấy vệ tinh tại HTX Nhị Trường, huyện Cầu Ngang đã được xây lắp hoàn chỉnh, có công suất sấy 40 tấn bắp trái/mẻ hoặc 10 tấn lúa/mẻ là mô hình hợp tác, chuyển giao hoàn toàn mới với thiết bị gồm máy sấy, máy lảy hạt bắp, băng tải do SSC và VBCF đầu tư, bảo dưỡng, HTX quản lý, vận hành, sau 03 năm chuyển giao toàn bộ máy sấy cho HTX.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến hạt giống cây trồng Trà Vinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm góp phần thực hiện Dự án Kinh doanh cùng người thu nhập thấp: Chuyển đổi cơ cấu bắp giống-lúa giúp nông dân Khmer Trà Vinh thoát nghèo, do Quỹ VBCF đã thỏa thuận tài trợ cho SSC triển khai dự án với tổng kinh phí 37,5 tỷ đồng, trong đó VBCF tài trợ 7,8 tỷ đồng.
Tại Trà Vinh, từ kết quả sản xuất thắng lợi trong những vụ trước, được sự hưởng ứng của nông dân, vụ đông-xuân 2014 - 2015, SSC đang triển khai 600ha sản xuất hạt giống bắp lai và mở rộng thêm 58,5ha hạt giống đậu xanh, 34,7ha hạt giống lúa thuần, 1,7ha hạt giống rau (đậu đũa, đậu bắp) trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để nhà máy của Công ty sản xuất giống, phục vụ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, giảm giá thành-thay vì phải vận chuyển nguyên liệu về Thành phố Hồ Chí Minh chế biến như trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.

Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.