Khánh thành HTX thanh long Long Trì

HTX thanh long Long Trì ra đời sẽ giúp nông dân liên kết, tăng diện tích và bao tiêu sản phẩm
Lễ khánh thành nhà điều hành, xưởng đóng gói và cửa hàng vật tư nông nghiệp HTX thanh long Long Trì vừa diễn ra long trọng tại xã Long Trì, Châu Thành, Long An.
Đây là mô hình đầu tiên vận động các thành viên tự nguyện thành lập HTX thanh long trên địa bàn tỉnh Long An.
Ông Lê Minh Chánh, Giám đốc HTX thanh long Long Trì cho biết:
Các thành viên HTX đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà điều hành và các công trình với số vốn hơn 2 tỷ đồng.
Khi đi vào hoạt động HTX là nơi sản xuất và kinh doanh thanh long trong và ngoài nước; sản xuất và chế biến các sản phẩm từ thanh long; dịch vụ vận chuyển, sơ chế, bảo quản, đóng gói và cung ứng vật tư nông nghiệp, trang thiết bị máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất thanh long.
HTX có trang bị thêm hệ thống rửa trái thanh long tự động và máy test dư lượng thuốc BVTV để đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm bán ra thị trường, và sớm đạt được chứng nhận, từ đó có cơ hội vươn ra những thị trường nước ngoài hấp dẫn như Mỹ, EU, Australia...
Sắp tới HTX sẽ đẩy mạnh thực hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích của thành viên là 30 ha thanh long với năng suất bình quân 1.500 tấn/năm.
Sau đó HTX sẽ liên kết để tăng diện tích lên khoảng 100 ha, sản lượng 5.000 tấn/năm và HTX bao tiêu luôn sản phẩm.
Tại lễ khánh thành, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết: Nước ta đã hội nhập sâu rộng, tạo cơ hội cho xuất khẩu nông sản, trong đó có thanh long.
Tuy nhiên, để chinh phục được những trị trường khó tính như EU, Mỹ, Australia... thì rất cần phải áp dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP.
Tuy nhiên, do giá cả thanh long tại địa phương không ổn định bởi quy mô sản xuất của các hộ vẫn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết trong sản xuất nên còn tình trạng tư thương ép giá, chưa chinh phục được những thị trường khó tính. Khi HTX ra đời là bước tạo đà cho sự phát triển thanh long bền vững trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung, vì vậy đây là mô hình rất đáng được khích lệ nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết