Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.
Qua thực tế cho thấy, cây mắc ca phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại Khánh Sơn, không cần nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao. Trên diện tích 1 ha trồng được hơn 300 cây, có thể trồng xen với cà phê. Cây mắc ca bắt đầu ra quả sau 4-5 năm xuống giống, năng suất trên 1 tấn/1ha và tăng dần trong những năm tiếp theo; cây cho quả kéo dài 60-100 năm.
Hiện tại trên thị trường 1 kg mắc ca có giá khoảng 200.000 đồng, cao gấp 5 lần cà phê. Hiện nay huyện Khánh Sơn chuẩn bị triển khai thực hiện đề án trồng cây mắc ca tại các xã, thị trấn, với diện tích ban đầu khoảng 3 ha. Dự kiến đến tháng 7/2014, Phòng Nông nghiệ[ & Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn sẽ tổ chức cấp cây giống cho bà con. Hiện tại, cây mắc ca mới được trồng ở một số khu vực tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên và đã cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Có thể bạn quan tâm

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.