Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.
Qua thực tế cho thấy, cây mắc ca phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại Khánh Sơn, không cần nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao. Trên diện tích 1 ha trồng được hơn 300 cây, có thể trồng xen với cà phê. Cây mắc ca bắt đầu ra quả sau 4-5 năm xuống giống, năng suất trên 1 tấn/1ha và tăng dần trong những năm tiếp theo; cây cho quả kéo dài 60-100 năm.
Hiện tại trên thị trường 1 kg mắc ca có giá khoảng 200.000 đồng, cao gấp 5 lần cà phê. Hiện nay huyện Khánh Sơn chuẩn bị triển khai thực hiện đề án trồng cây mắc ca tại các xã, thị trấn, với diện tích ban đầu khoảng 3 ha. Dự kiến đến tháng 7/2014, Phòng Nông nghiệ[ & Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn sẽ tổ chức cấp cây giống cho bà con. Hiện tại, cây mắc ca mới được trồng ở một số khu vực tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên và đã cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Khi vườn bưởi Năm Roi của ông Nám đã đi vào ổn định, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm, không ai dám tin ông Nám quyết định đốn bỏ toàn bộ bưởi Năm Roi để trồng bưởi da xanh.

Thuế xuất nhập khẩu các mặt hàng hạt điều, nhãn, vải và thành long của VN vào Peru sẽ lập tức về 0% ngay sau khi hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực so với mức 9% hiện nay.

- Chiều 28/9, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn công tác thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của Ban Dân vận Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh tổ chức ký kết quy chế phối hợp thực hiện chương trình giai đoạn 2015-2020.

Trước giờ khi nói đến nghề ương, dèo cua giống, người ta thường nghĩ ngay đến ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng. Tuy nhiên, có ai biết được rằng, để có được những mẻ cua tiêu, dưa, me thành công phải cần đến những mê cua (trứng cua) chất lượng, những mê cua đó chỉ có thể có được từ những làng nghề như ở khóm Tắc, thị trấn Năm Căn (Cà Mau).

Ông Võ Văn Nam, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, gắn bó với cây vú sữa Lò Rèn, mang lại cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.