Khánh Sơn (Khánh Hòa) Thu Hoạch Sầu Riêng Trái Vụ

Bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) hiện đang bước vào thu hoạch sầu riêng trái vụ năm 2014. Năm nay, sầu riêng trái vụ giảm về sản lượng nhưng giá bán cao hơn so với năm 2013.
Hiện tại, giá sầu riêng hạt lỡ chín rụng có giá 35.000 đồng/kg, sầu riêng hạt lép 40.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg. Do mới đầu mùa nên hoạt động mua bán sầu riêng tại các nhà vườn còn khá trầm lắng. Chủ yếu bà con bày bán lẻ ngoài chợ cho người tiêu dùng trong địa bàn huyện, một số ít hộ trồng giống Chín Hóa hoặc J6, cho ra quả sớm và đang bắt đầu cắt xanh bán cho thương lái.
Hiện tượng sầu riêng ra trái vụ xuất hiện khoảng 2-3 năm trở lại đây, nằm rải rác tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Khánh Sơn, do biến đổi thời tiết, những cây bị rụng hết hoa trong vụ chính đã cho hoa vụ lỡ. Năm 2014, sản lượng sầu riêng giảm so với năm trước do thời tiết không thuận lợi trong thời kỳ ra hoa đậu quả.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà vườn cắt bỏ hoa vụ lỡ để cây tập trung dinh dưỡng ra quả vụ chính. Mặt khác, sầu riêng tại thời điểm này hay bị sâu bệnh nên nhiều nông hộ còn e ngại khi để trái vụ.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.