Khánh Sơn (Khánh Hòa) tập trung phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

Trong số 3 phương án phát triển kinh tế được nêu tại quy hoạch, đa số đại biểu thống nhất chọn phương án 2. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, đặc biệt các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Sơn Bình; phát triển mạnh các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tín dụng nhân dân... Đẩy mạnh các hoạt động giao thương với bên ngoài, gia tăng sức mua thị trường trong huyện…
Tại hội thảo, tổ tư vấn phản biện và các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để bản quy hoạch hoàn thiện hơn. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trên toàn huyện và có chính sách ưu tiên thu hút vốn đầu tư của xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.