Khánh Hòa Xuất Khẩu Thuỷ Sản Một Năm Nhìn Lại

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.
Khánh Hòa hiện có 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các thị trường nước ngoài. Năm 2014 tuy không còn bị khủng hoảng nặng nề nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn nằm trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới vẫn còn sụt giảm khiến giá các loại hàng thủy sản trên thị trường thế giới giảm theo. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, song xuất khẩu thủy sản của tỉnh cả về sản lượng và giá trị đạt được vẫn cao hơn so với các năm trước.
Kết quả này có được là do ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã chủ động thu mua nguyên liệu các mặt hàng chiến lược như tôm, cá ngừ đưa vào dự trữ. Nhờ vậy, khi mùa khai thác và nuôi trồng kế tiếp có bị thất thu thì các doanh nghiệp vẫn đủ lượng cho chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu và uy tín sẵn có đã là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, gia tăng thị trường.
Năm 2014, lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đạt 83.000 tấn. Trong đó tôm chiếm trên 56%, cá ngừ trên 28% còn lại là các đối tượng nhuyễn thể. Các nước Mỹ, Nhật Bản và EU luôn là nhóm thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Khánh Hòa. Mức nhập khẩu của các thị trường này chiếm gần 60% trên tổng thị phần xuất khẩu. Trong đó, vị trí số 1 thuộc về EU - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với lượng hàng xuất chiếm gần 1/4 sản lượng xuất khẩu của toàn tỉnh. Tiếp đó là thị trường Mỹ với trên 19%, Nhật Bản trên 14%, còn lại là các thị trường khác.
Năm 2015, ngành thủy sản Khánh Hòa phấn đấu tăng 0,7% giá trị kim ngạch so với năm 2014. Để thực hiện được mục tiêu này, lãnh đạo ngành đưa ra giải pháp cụ thể là triển khai nhanh Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để khuyến khích ngư dân hiện đại hóa tàu cá, nâng cao sản lượng và chất lượng đánh bắt. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Năm 2015, thực tế cho thấy, tình hình xuất khẩu thuỷ sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc Mỹ quyết định áp giá thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản Việt Nam, các nước trong khối Eu cũng tăng cường giám sát chặt chẽ hơn hàng thực phẩm nhập khẩu. Vì thế ngư dân, người nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp vẫn còn phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.

Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.

Cùng thời điểm này những năm trước, người dân vùng đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã có thể hưởng lợi từ mùa lũ do lượng cá, tôm về nhiều. Tuy nhiên, người dân cho biết hiện nay vẫn chưa có nước nhiều cùng với việc ghe cào đánh bắt cá bằng điện nên nguồn thủy sản đã giảm đi trông thấy.