Khánh Hòa Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc-Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc-ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.
Cây mắc-ca bắt đầu ra quả sau 4 - 5 năm xuống giống, năng suất trên 1 tấn/ha và tăng dần trong những năm tiếp theo. Cây cho quả kéo dài 60 - 100 năm. Trên thị trường, 1kg mắc-ca có giá khoảng 200.000 đồng, cao gấp 5 lần cà phê.
Hiện nay, huyện Khánh Sơn chuẩn bị triển khai thực hiện đề án trồng cây mắc-ca tại các xã, thị trấn, với diện tích ban đầu khoảng 5ha. Dự kiến đến tháng 7-2014, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tổ chức cấp cây giống để người dân trồng kịp thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu

Cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường là hai loài cá quý hiếm đặc hữu của Ninh Bình. Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Nhưng hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình đã thử nghiệm thành công việc nhân giống hai loài cá quý hiếm này, góp phần bảo tồn nguồn gen và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.