Khánh Hòa Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc-Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc-ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.
Cây mắc-ca bắt đầu ra quả sau 4 - 5 năm xuống giống, năng suất trên 1 tấn/ha và tăng dần trong những năm tiếp theo. Cây cho quả kéo dài 60 - 100 năm. Trên thị trường, 1kg mắc-ca có giá khoảng 200.000 đồng, cao gấp 5 lần cà phê.
Hiện nay, huyện Khánh Sơn chuẩn bị triển khai thực hiện đề án trồng cây mắc-ca tại các xã, thị trấn, với diện tích ban đầu khoảng 5ha. Dự kiến đến tháng 7-2014, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tổ chức cấp cây giống để người dân trồng kịp thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Ngô (bắp) chết đứng - hiện tượng lạ chưa từng thấy từ trước tới nay với nông dân trồng bắp ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang. Hiện tượng này đang làm cho hàng trăm nông dân nơi đây hoang mang, lo lắng...

Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai những mục tiêu hàng đầu của chương trình phát triển ngành sữa trong hơn 17 năm qua.

Phú Giáo là huyện thuần nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều. Đó là những điều kiện thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân (NN, NT&ND) Phú Giáo sau 5 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/HU của Huyện ủy đề ra.

Được chọn làm xã điểm chỉ đạo của tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Phong Châu (Trùng Khánh) đã tạo được bước chuyển biến rõ riệt trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

Con tôm và cá tra là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản. Nhưng sau thời gian dài phát triển liên tục, đến năm 2012, cả 2 mặt hàng này đều không đạt kế hoạch, dẫn đến hậu quả kim ngạch thủy sản xuất khẩu chỉ đạt 6,1 tỷ USD thay vì 6,5 tỷ USD như kế hoạch đề ra.