Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh

Theo ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Khánh Hòa, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn tồn khoảng 40.000 tấn muối, chiếm hơn một nửa sản lượng muối đã làm ra.
Từ nay đến hết tháng 8/2015, Tổng Công ty Muối Việt Nam sẽ mua tạm trữ khoảng 4.000 tấn muối, giá theo thỏa thuận với diêm dân. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các công ty ở địa phương lập đề án thu mua muối tạm trữ thông qua việc hỗ trợ lãi suất vốn vay từ ngân hàng.
Dự kiến, các công ty này sẽ thu mua khoảng 20.000 tấn muối cho diêm dân. Công tác thu mua muối tạm trữ đang được triển khai nhanh để tránh mưa bão.
Những ngày này, tại vùng sản xuất muối lớn nhất tỉnh Khánh Hòa là Ninh Thọ, Ninh Diêm, Ninh Thủy… thị xã Ninh Hòa, muối của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vẫn còn tồn nhiều, trong khi giá muối vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình thời tiết đang chuyển sang mùa mưa, các doanh nghiệp, hợp tác xã khẩn trương vận chuyển muối tồn vào kho hoặc đến chỗ đất cao ráo để đắp đống rồi phủ bạt bảo quản tạm. Với hộ gia đình thì đóng muối tồn vào bao tải rồi mang về hoặc đem gửi chỗ khác.
Tuy nhiên, do lượng muối tồn nhiều, trong khi kho, bãi để bảo quản thì có hạn nên vẫn còn lượng lớn muối tồn đắp thành đống hàng chục tấn ngay tại bờ ruộng vốn thấp trũng, nếu có mưa lớn số muối này có thể bị hỏng.
Hiện nay, giá muối sản xuất trên ruộng đất từ 350-400 đồng/kg, muối sản xuất theo kỹ thuật lót bạt 600 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Khánh Hòa hiện có trên 970ha muối, tập trung phần lớn ở thị xã Ninh Hòa, còn lại ở Cam Ranh và Vạn Ninh.
Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa thực hiện tái cơ cấu nghề muối theo hướng thu hẹp diện tích sản xuất muối còn trên 500ha, đồng thời nâng cấp, cải tạo đồng muối, áp dụng cơ giới trong khâu vận chuyển, thu hoạch, chế biến muối để xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.
Sau khi có văn bản cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt, một số tiểu thương cho biết sắp tới UBND TP không bỏ lệnh này thì sẽ trả mặt bằng.