Khánh Hòa Quy Hoạch Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện quy định về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu quy hoạch nghề này phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong hai năm 2014-2015, tỉnh Khánh Hòa cấp trên 260 triệu đồng để Sở NNPTNT và Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện công tác quy hoạch; tập huấn và tuyên truyền, hướng dẫn các quy phạm pháp luật về chăn nuôi, thú y trong ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi chim yến nói riêng; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho chim yến nuôi.
Khánh Hòa hiện có 62 cơ sở đang nuôi chim yến, tập trung phần lớn tại TP.Nha Trang, với tổng đàn khoảng 26.000 con. Ngoài ra, tỉnh còn có 30 cơ sở nuôi mới hình thành, chưa có chim yến làm tổ.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực đàn vịt sống, đồng thời tiếp tục phun thuốc khử trùng đối với các vùng đã từng xảy ra bệnh cúm gia cầm trong thời gian qua.

Giá bán thấp, áp lực nhân công thu hoạch, việc đo chữ đường của các nhà máy, nước lũ đang đổ về... là những vấn đề lo lắng của người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đầu vụ thu hoạch hiện nay.

Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.