Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.
Đề tài được triển khai từ 2012 - 2014, với mục tiêu cung cấp một đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả những ao hồ bỏ hoang để cải tạo môi trường. Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, cụ thể xác định được loại chất đáy phù hợp để nuôi thương phẩm sá sùng, sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với vi tảo để nuôi sá sùng trong bể xi măng, đặc biệt là xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm sá sùng trong ao đất với tỷ lệ sống trên 60%.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm sá sùng cho người thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Đến nay, đã có 9 hộ dân tại huyện Cam Lâm, Vạn Ninh xây dựng được mô hình nuôi thương phẩm sá sùng, sản lượng trung bình 80kg/ao. Hội đồng khoa học công nghệ kiến nghị chủ nhiệm đề tài tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm chi phí thu hoạch, nâng cao nâng suất, nâng cao tỷ lệ sống để phát triển nghề sản xuất giống nuôi thương mại, nghiên cứu nuôi sá sùng với các đối tượng nuôi thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.