Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa: Mô Hình Nuôi Sá Sùng Thương Phẩm

Khánh Hòa: Mô Hình Nuôi Sá Sùng Thương Phẩm
Ngày đăng: 24/10/2013

Với giá trị kinh tế cao, hiện chưa có dấu hiệu dịch bệnh, sá sùng đang được xem là đối tượng nuôi mới, phù hợp ở vùng ven biển Khánh Hòa. Trước tình trạng sá sùng đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn giống trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, sau gần một năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng, tại Khánh Hòa”, đã ghi nhận những kết quả bước đầu.

Sau gần 20 năm nuôi thủy sản, ông Lê Châu ở thôn Ninh Mã - xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh đã trải qua những lúc thăng trầm của người nuôi tôm, nuôi cá… do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Ông Châu đã cải tạo một số đìa nuôi tôm không hiệu quả để nuôi thử nghiệm Sá sùng, theo mô hinh nuôi thuộc để tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang. Với sự hỗ trợ về giống, thức ăn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, sau gần 6 tháng, đìa nuôi của ông đã có lứa Sá sùng đầu tiên, đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Với mật độ thả 50 con/m2, Sá sùng phát triển tốt, độ lớn đồng đều, tỷ lệ sống đạt khoảng 62%. Ước tính, 300 m2 ao nuôi sẽ cho thu hoạch khoảng 100 kg. Với giá bán 200 ngàn đồng/kg, người nuôi có thể thu khoảng 20 triệu đồng.

Ông Lê Châu – Thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh chia sẻ: “Tôi thấy việc nuôi con sá sùng này rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu Viện nghiên cứu đưa mô hình nuôi như thế này thì bà con nông dân rất có lợi. Tôi mong muốn Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang tiếp tục giúp đỡ địa phương tập huấn kỹ thuật nuôi, nhân rộng mô hình này, để bà con ở địa phương này có công ăn việc làm thích hợp và ổn định”.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa chủ trì; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2014. Từ tháng 3 năm 2013, đề tài đã tiến hành thả giống 3 mô hình nuôi sá sùng thương phẩm trong ao nuôi ở huyện Vạn Ninh. Tiếp đó là 3 mô hình tại huyện Cam Lâm. Nhìn chung, đề tài thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản III cho biết: “Sá sùng là đối tượng rất tiềm năng và nếu đầu tư nghiên cứu phát triển thêm nữa thì trở thành đối tượng phát triển thương mại. Hiện nay nhu cầu của thị trường đang rất cao. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống hơn nữa và đồng thời rút ngắn thời gian nuôi xuống”.

Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm, việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng biển Khánh Hòa, phù hợp với đầu tư của người dân địa phương là rất là quan trọng. Với đặc điểm thích nghi với bùn đất, thức ăn là mùn bã hữu cơ, sá sùng có thể là một đối tượng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đem lại thu nhập ổn định cho người nuôi. Nhóm nghiên cứu đã xác định loại chất đáy, thức ăn phù hợp và bước đầu theo dõi phòng và trừ một số bệnh của sá sùng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp sá sùng với một số đối tượng thủy sản khác, tìm hướng đi mới cho người nuôi.

Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản III cho biết thêm: “Hiện nay chúng tôi đang từng bước để nâng cao công nghệ sản xuất giống và trong năm tới, chúng tôi sẽ mở lớp tập huấn để đào tạo kỹ thuật sản xuất giống cho người dân, từ đó nhân rộng mô hình lên. Đồng thời trong chương trình của đề tài cũng có một phần hỗ trợ con giống cho dân, để người dân có thể tự sản xuất”.

Từ mô hình nghiên cứu phát triển thành qui mô thương mại cần có những giai đoạn tiếp theo. Không dừng ở phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục đầu tư phát triển đề tài nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, không những đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường, phòng trừ dịch bệnh mà còn giúp người dân sản xuất được trên qui mô lớn ở Khánh Hòa.


Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu tăng nóng diện tích trồng tiêu đã vượt quá quy hoạch Hồ tiêu tăng nóng diện tích trồng tiêu đã vượt quá quy hoạch

Từ 100 ngàn đồng/kg vào đầu năm 2010, giá tiêu lần lượt nhảy lên 190 ngàn đồng, 230 ngàn đồng và năm 2015 có thời điểm giá tiêu tăng lên 240 ngàn đồng/kg.

13/11/2015
Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil

Ngày 11/11, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng khẳng định: Từ đầu tháng 10/2015 đến nay, tất cả mẫu chè được sản xuất tại Lâm Đồng đều không vượt ngưỡng 0,002ppm.

13/11/2015
Trồng nấm rơm phối trộn lục bình năng suất cao Trồng nấm rơm phối trộn lục bình năng suất cao

Chị Lương Mỹ Phương, Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vừa thực hiện thành công đề tài cấp cơ sở “So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm (NR) từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn với lục bình vụ đông xuân 2014 - 2015 tại huyện Phú Tân”.

13/11/2015
Giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững Giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững

Đầu tháng 11, cà phê bắt đầu chín rộ, nông dân trồng cà phê các huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Thành phố đang khẩn trương thu hái. Năm nay, cà phê được mùa, năng suất bình quân ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng trên 100.000 tấn cà phê quả

13/11/2015
Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất

Năm 2010, trong dịp đi thăm người thân ở tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dũng, ở thôn 6, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp - Đắk Nông) tình cờ biết đến mô hình trồng cây lạc dại xen trong vườn tiêu được nhiều người dân tại đây áp dụng.

13/11/2015