Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng

Khánh Hòa Cho Vay Ngư Nghiệp Đạt Gần 2.500 Tỷ Đồng
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khánh Hòa cho biết: Đến cuối quý I/2014, dư nợ cho vay ngư nghiệp trên địa bàn đạt 2.449 tỷ đồng, chiếm 9,36% trong tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.

Tuy nhiên trên thực tế, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp, hộ thu mua chế biến xuất khẩu, chiếm hơn 92% dư nợ cho vay.

Mặc dù cho vay đóng tàu; bổ sung vốn lưu động mua xăng dầu, ngư lưới cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ phục vụ đánh bắt, bảo quản hải sản khai thác tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa trang thiết bị của ngư dân.

Theo đánh giá, so với số lượng và giá trị tàu đóng mới thì với hơn chục tỷ đồng cho vay đóng tàu, rõ ràng ngư dân vẫn phải tự thân vận động là chính.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản và chủ tàu đánh bắt xa bờ, vốn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn rất lớn, từ vài tỷ đồng đến hơn chục tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó vay vốn đóng tàu vì ngân hàng thường yêu cầu thế chấp nhà đất. Các chủ tàu mong muốn được vay ưu đãi đến 80% giá trị, thời hạn vay 10 năm, ân hạn 5 năm…

Việc các ngân hàng có tâm lý e ngại cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ bởi nhiều lý do: Ngư dân có nhu cầu vay nhưng vốn tự có thấp hoặc không có, tài sản thế chấp (sở hữu nhà đất) giá trị thấp, không đủ điều kiện để vay vốn; nơi cư trú của ngư dân đa số là trên địa bàn phường, thị trấn nên không được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Trước những khó khăn trên, rất cần có đại diện của chính quyền (UBND tỉnh) đứng ra giải quyết mối quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay nhằm gỡ khó cho cả ngư dân và ngân hàng.

Để giúp ngư dân bám biển, bám ngư trường dài ngày, các sở, ban, ngành cần đánh giá tổng thể tình hình phát triển ngư nghiệp; kết quả thực hiện chính sách tín dụng và các chính sách khác liên quan đến ngư nghiệp - ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Hội Chợ Triển Lãm Giống Nông Nghiệp TPHCM Hội Chợ Triển Lãm Giống Nông Nghiệp TPHCM

Đây là dịp giới thiệu nhiều giống cây con các loại, phù hợp với điều kiện sản xuất tại TPHCM và các tỉnh để nâng cao chất lượng, năng suất, khả năng cạnh tranh. Hiện có 58 đơn vị đăng ký tham gia với 250 gian hàng.

19/06/2014
Đắk Lắk Cần Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu Đắk Lắk Cần Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu

Theo Sở NN-PTNT, Dak Lak hiện có gần 10.000 ha hồ tiêu, trong đó diện tích đang kinh doanh trên 6.000 ha, vượt gần ½ so với quy hoạch. Việc nông dân chạy theo phong trào, ồ ạt trồng tiêu khiến nhiều người phải trắng tay vì tiêu chết hàng loạt do sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.

19/06/2014
Công Bố Dịch Bệnh Tôm Sú Nuôi Tại Xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) Công Bố Dịch Bệnh Tôm Sú Nuôi Tại Xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh)

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định số 1469/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh Đốm trắng và bệnh Hội chứng hoại tử gan, tụy cấp tính trên tôm sú nuôi tại xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên).

11/07/2014
Để Làm Giàu Từ Nuôi Ong Lấy Mật Để Làm Giàu Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Đến xã Mường Than vào một ngày đầu tháng 7, qua trò chuyện với lãnh đạo xã chúng tôi được biết, vài năm qua, trên địa bàn xã, việc bắt ong rừng về nuôi lấy mật đang được bà con nơi đây phát triển thành phong trào, mang lại thu nhập đáng kể.

11/07/2014
Xuất Khẩu Hơn 12.000 Tấn Quả Vải Tươi Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai Xuất Khẩu Hơn 12.000 Tấn Quả Vải Tươi Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Theo thống kê của Cục Hải quan Lào Cai, đến thời điểm này đã có hơn 12.000 tấn vải quả tươi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

19/06/2014