Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk Cần Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu

Đắk Lắk Cần Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Tiêu
Ngày đăng: 19/06/2014

Mấy năm gần đây, tình trạng phát triển cây hồ tiêu ồ ạt không theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khiến nhiều diện tích tiêu bị chết hàng loạt vì sâu bệnh.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), để phòng ngừa các loại bệnh trên cây tiêu, nhất là bệnh chết nhanh và chết chậm, nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp canh tác bền vững, đặc biệt là trong mùa mưa.

Theo Sở NN-PTNT, Dak Lak hiện có gần 10.000 ha hồ tiêu, trong đó diện tích đang kinh doanh trên 6.000 ha, vượt gần ½ so với quy hoạch. Việc nông dân chạy theo phong trào, ồ ạt trồng tiêu khiến nhiều người phải trắng tay vì tiêu chết hàng loạt do sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.

Nguyên nhân sâu xa là do người dân xử lý đất không tốt trước khi trồng tiêu; trồng ở những vùng đất không phù hợp như đất trũng; đầu tư thâm canh quá mức bằng các loại phân bón hóa học khiến đất bị chai, nghèo dinh dưỡng; việc mở rộng diện tích nhanh mà không chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc… đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, gây hại cho vườn tiêu.

Theo Chi cục BVTV, tiêu là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh gây hại, trong đó loại bệnh nguy hiểm nhất là thối gốc, chết dây hay còn gọi là chết nhanh. Bệnh này chủ yếu do nấm Phytophthora capsici gây ra, có thể tấn công, gây hại tất cả bộ phận và các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, gây thiệt hại có khi lên tới 100% vườn tiêu...

Gọi là bệnh chết nhanh, bởi từ khi thấy dây tiêu bị héo xuống lá rồi chuyển vàng, rụng ào ạt để lại dây, cành trơ trọi chỉ diễn ra trong vòng 7 - 10 ngày, sau đó cây chết trong vòng vài tuần lễ.

Một khi xuất hiện bệnh sẽ làm chết tiêu hàng loạt, do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả, vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 - 2 tháng trước. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3-4 năm tuổi trở lên, chủ yếu phát sinh, phát triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa.

Đối với bệnh chết chậm, bệnh này do một loại nấm Fusarium oxysporum, sống trong đất gây ra, bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn tiêu bị ngập úng, thoát thủy thoát khí kém, bón thừa đạm..., làm cây tiêu sinh trưởng chậm, èo uột, rụng đốt, thối rễ và gốc, phần mạch dẫn nhựa thân dây có màu nâu đen. Từ khi cây bị bệnh đến khi cây chết kéo dài vài ba tháng đến một năm.

Theo bà Minh Thị Phượng, cán bộ kỹ thuật của Chi cục, Dak Lak đang bước vào mùa mưa, các bệnh do nấm gây ra trên cây tiêu đang bắt đầu phát sinh và có xu hướng gây hại tăng dần. Do vậy, đối với cây tiêu phải xem phòng bệnh là chính.

Theo đó, nông dân cần sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp như: thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện tình hình cây bị bệnh sớm, vệ sinh vườn tiêu bằng cách xén tỉa cành để cách mặt đất khoảng 30 - 40cm làm cho phần gốc, thân được thông thoáng; quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phần thân tiêu sát mặt đất nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh. Tuyệt đối không lấy hom trong vườn tiêu đã bị bệnh và nên dùng giống tiêu kháng bệnh tốt; khi chăm sóc không làm tổn thương gốc, thân, rễ cây tiêu làm nấm bệnh xâm nhập.

Đặc biệt, trong mùa mưa nông dân nên đào rãnh tiêu, thoát nước giữa hai hàng tiêu để chống úng (đây là công việc quan trọng hạn chế được bệnh chết nhanh). Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rễ, cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay mà cần tiến hành xử lý mầm bệnh và sau 2 đến 3 năm mới trồng lại.

Về lâu dài, các địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây tiêu để giúp nông dân nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác về chọn giống, chăm sóc, quản lý sau bệnh nhằm chủ động phòng ngừa, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Khuyến cáo người dân không nên trồng tiêu ở những vùng đất thấp, trũng dễ bị ngập úng trong mùa mưa, gây thiệt hại lớn về kinh tế khi có sâu bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Giá Quế Tăng Mạnh Giá Quế Tăng Mạnh

Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ vụ quế của nông dân các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Người dân nơi đây đang rất phấn khởi do giá quế đầu vụ bất ngờ tăng mạnh. Mỗi ngày nhiều hộ khai thác từ 200-300kg vỏ quế, thu về tiền triệu, đời sống kinh tế cải thiện đáng kể.

06/03/2014
Sino Agro Food Sẽ Xây Dựng Trại Nuôi Tôm Đạt Sản Lượng 300.000 Tấn/năm Sino Agro Food Sẽ Xây Dựng Trại Nuôi Tôm Đạt Sản Lượng 300.000 Tấn/năm

Công ty Sino Agro Food của Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng trại nuôi tôm mà theo họ sẽ là trại nuôi tôm lớn nhất thế giới, dự kiến sản xuất 300.000 tấn tôm/năm sau khi hoàn thành trong thời gian 20 năm.

06/03/2014
Giới Thiệu Về Các Quy Trình Thực Hành Quản Lý Tốt Trong Nuôi Tôm Giới Thiệu Về Các Quy Trình Thực Hành Quản Lý Tốt Trong Nuôi Tôm

Trong vài năm qua, các quy trình thực hành quản lý tốt BMP (viết tắt Better Management Practices) đã và đang được đồng nhất hóa và phát triển trên cơ sở khoa học để bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với ngành nuôi tôm.

06/03/2014
Điều Chỉnh Quy Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng Đến Năm 2030 Điều Chỉnh Quy Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng Đến Năm 2030

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Đại có 1.655ha, từ xã Định Trung theo đường 883 đến ngã tư xã Thới Lai, vòng vào đường huyện đến ngã tư xã Vang Quới Đông. Đoạn kế tiếp, từ xã Vang Quới Đông đến xã An Hóa hướng ra sông Tiền.

06/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Rặt Cho Năng Suất Và Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Rặt Cho Năng Suất Và Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với lợi thế luôn có nguồn nước ngọt ổn định trên sông quanh năm, một số người dân ở các xã này đã bố trí mùng xuống sông, rào lại từng khoảnh nhỏ để nuôi. Thông thường người nuôi chọn loại lưới xanh (lưới thái) sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới khoảng 2,5 cm.

06/03/2014