Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Hè Thu Trước Khi Lũ Lụt Tràn Về

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Qua khảo sát, diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch chủ yếu nằm ở các huyện đầu nguồn: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Còn khoảng trên 600 ha lúa hè thu gieo sạ trễ ở các xã Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) và Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), đê bao chưa bảo đảm cao trình ngăn lũ.
Các địa phương đang tích cực thuê cơ giới thi công gia cố đê, nâng cao cao trình chống lũ, tạo điều kiện để nông dân thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9-2014.
Vụ hè thu 2014, Tiền Giang thực hiện lịch gieo sạ đồng loạt phù hợp với từng tiểu vùng đảm bảo né rầy, vừa né lũ ở các huyện phía thượng nguồn phía Tây và né hạn mặn ở các huyện duyên hải phía Đông. Bên cạnh đó, còn khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh: "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", công nghệ sinh thái trên cây lúa.
Giá lúa hè thu trong những ngày qua dao động từ 4.900 - 5.100 đồng/kg tùy theo địa bàn đối với giống lúa IR 50404, lúa hạt dài có giá khoảng 5.200 - 5.400 đồng/kg, tăng trên 1.000 đồng/kg so với đầu vụ. Với giá trên và năng suất lúa 75 - 80 tạ/ha, bà con đạt giá trị sản xuất từ 35 - 40 triệu đồng/ha, lãi từ 30% trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.

Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường việc dự báo các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy đồng loạt, tập trung; phấn đấu trong vụ lúa này có khoảng 90% diện tích gieo sạ được áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.