Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, cần khẩn trương thống nhất giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho các cơ quan thú y, cụ thể:
(1) Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014);
(2) chuyển Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi về Cục Thú y thay cho đơn vị hiện nay là Tổng cục Thủy sản;
(3) đề nghị các địa phương (bao gồm các tỉnh, thành Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai và Trà Vinh) chưa chuyển giao nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản và các địa phương (bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau) mới chỉ chuyển giao một phần nhiệm vụ quản lý thú y thủy sản khẩn trương chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản (gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y thủy sản) cho Chi cục Thú y. Ngành thú y có đủ điều kiện về nguồn nhân lực, trang thiết bị và thực tế có cách tiếp cận khoa học, có bài bản chuyên nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh;
(4) tại cấp huyện, xã của các địa phương trọng điểm về thủy sản, các cán bộ thú y cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về công tác thú y thủy sản nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao;
(5) đồng thời các địa phương cần xây dựng và bố trí đủ kinh phí để triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm hoạt động giám sát dịch bệnh và quan trắc cảnh báo môi trường trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm thực hiện Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.