Khẩn Trương Kiểm Soát Hóa Chất, Kháng Sinh Trong Thủy Sản

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa ra Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất và XK thủy sản.
Theo đó, trong thời gian qua, các nước NK liên tiếp cảnh báo các lô hàng thủy sản Việt Nam vi phạm các quy định về hóa chất, kháng sinh không đảm bảo ATTP.
Số liệu thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy EU và Nhật Bản đã cảnh báo 29 lô hàng thủy sản nuôi của Việt Nam về dư lượng Oxytetracycline, EU cũng cảnh báo 18 lô hàng thủy sản nuôi Việt Nam có chất cấm Nitrofurazone.
Cơ quan thẩm quyền EU đã đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp và thông báo lại cho EU trước ngày 9/1/2015. Nếu không, EU sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả cấm NK thủy sản Việt Nam.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ thị: UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ có vùng nuôi thủy sản XK, chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, sử dụng đúng cách thuốc thú y trong danh mục đường phép lưu hành, đặc biệt tuân thủ thời gian ngưng sử dụng thuốc thú y trước khi thu hoạch; tổ chức lực lượng thường xuyên giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lưu thông, mua bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS, thuốc thú y thủy sản không có tên trong danh mục được phép lưu hành...
Có thể bạn quan tâm
Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.