Khan hiếm ớt nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sản xuất tại ĐBSCL

Hiện nay, lượng ớt thu hoạch tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - vùng nguyên liệu ớt chuyên sản xuất để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đang ít đi. Nguyên nhân nhiều nhà vườn cho biết khi vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt. Ở nhiều vườn ớt khác xuất hiện tình trạng thối trái, cây cằn cỗi cho năng suất thấp.
Trước tình hình này thì các cơ sở chế biến ớt quy mô lớn tại Thanh Bình phải thu mua ở các nơi khác về sơ chế để giao theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Ông Phạm Hồ Duy Nhân, Chủ doanh nghiệp Thanh Tân chuyên chế biến nông sản ớt cho biết thời điểm này mỗi ngày cần 2 tấn ớt tươi để chế biến ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó để thu gom đủ số lượng tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế, dù đóng chân ngay trên khu vực trồng ớt lớn ở khu vực ĐBSCL nhưng một số doanh nghiệp lại phải tổ chức hệ thống để đi thu mua ớt nguyên liệu tại những khu vực khác.
Ông Nhân cho rằng, nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện gần như không còn nữa. Đây là bài toán khó cho doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có sự vào cuộc, nếu không hỗ trợ được thì doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.