Khan hiếm ớt nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sản xuất tại ĐBSCL

Hiện nay, lượng ớt thu hoạch tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - vùng nguyên liệu ớt chuyên sản xuất để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đang ít đi. Nguyên nhân nhiều nhà vườn cho biết khi vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt. Ở nhiều vườn ớt khác xuất hiện tình trạng thối trái, cây cằn cỗi cho năng suất thấp.
Trước tình hình này thì các cơ sở chế biến ớt quy mô lớn tại Thanh Bình phải thu mua ở các nơi khác về sơ chế để giao theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Ông Phạm Hồ Duy Nhân, Chủ doanh nghiệp Thanh Tân chuyên chế biến nông sản ớt cho biết thời điểm này mỗi ngày cần 2 tấn ớt tươi để chế biến ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó để thu gom đủ số lượng tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế, dù đóng chân ngay trên khu vực trồng ớt lớn ở khu vực ĐBSCL nhưng một số doanh nghiệp lại phải tổ chức hệ thống để đi thu mua ớt nguyên liệu tại những khu vực khác.
Ông Nhân cho rằng, nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện gần như không còn nữa. Đây là bài toán khó cho doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có sự vào cuộc, nếu không hỗ trợ được thì doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.

Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.