Khan hiếm nho Ninh Thuận

Ngay ở các chợ trái cây khu vực Nam Trung Bộ, người dân cũng không dễ dàng mua được những chùm nho Ninh Thuận. Rất nhiều người ưa thích vị ngọt rất riêng của nho Ninh Thuận nhưng nhiều tháng nay, không được ăn những trái nho này. Các nhà vườn trồng nho cũng như các vựa bán trái cây cho biết, tình trạng khan hiếm nho là khó tránh khỏi khi nhiều tháng nay, nắng hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận.
Mùa thu hoạch chính của nho Ninh Thuận từ tháng 2 - 4. Vì vậy, những tháng này, do không phải chính vụ nên lượng nho thu hoạch ở Ninh Thuận không nhiều, sản lượng lại giảm sút bởi những tháng qua, các vườn nho Ninh Thuận bị nắng hạn làm khô cháy cả hoa, tỷ lệ đậu trái giảm mạnh. Ước tính, năng suất ở các vườn nho chỉ bằng 2/3 so với mức 1,5 - 2 tấn/sào, mức năng suất bình quân lâu nay ở vùng nho Ninh Thuận.
Mặc dù nho Ninh Thuận khan hiếm nhưng giá bán nho không cao. Giá nho xanh ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, nho đỏ ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo lý giải của các đầu mối phân phối mặt hàng nho Ninh Thuận, không thể nâng giá nho Ninh Thuận vì sẽ không cạnh tranh được với giá nho ngoại nhập.
Diện tích nho ở Ninh Thuận có khoảng 1.000ha. Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, sản xuất nho ở đây chưa bền vững cả về năng suất, sản lượng và thị trường. Ngoại trừ một số vườn sản xuất nho an toàn đưa vào hệ thống siêu thị, giá được ổn định, còn lại giá nho khá bấp bênh, phụ thuộc vào lượng nho nhập từ các nước khác. Theo dự báo của Hiệp hội Nho Ninh Thuận, từ nay đến cuối năm, giá nho Ninh Thuận sẽ không cao.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.