Nuôi Rắn Mối

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.
Anh Lạc cho biết, trước khi đến với mô hình này do 1 lần đi An Giang tình cờ gặp những người bạn cho biết khách nước ngoài hiện nay rất chuộng loài động vật hoang giả này. Thế là từ đó 6 anh em hùn vốn đầu tư thu mua rắn mối từ các nhà vườn để nuôi tại Ba Tri. Đã 3 năm trôi qua, mô hình nuôi hàng độc này đã đem lại kết quả thành công như mong đợi, sản phẩm được bán nhiều nơi. Tiếng lành đồn xa, nhiều người biết và tìm đến để tham quan, học tập kinh nghiệm đồng thời mua giống về nuôi. Thế là một lần nửa các anh em cùng nhau bàn tính để vừa phát triển kinh tế đồng thời thuận tiện cho khách tham quan, du lịch, đặt hàng.
Cũng từ đó anh Lạc đem từ Ba Tri về Bình Phú 1.000 con rắn mối giống, trong đó có 800 con cái và 200 con đực hiện đang trong giai đoạn sinh đẻ. Do có kinh nghiệm nuôi từ trước, nên giờ đây anh không còn bỡ ngỡ. Theo anh, khâu chuẩn bị chuồng cũng hết sức đơn giản, chỉ cần xây gạch xung quanh, sau đó dán gạch men lên phía trong chuồng để trơn, rắn mối không bò lên được. Trong chuồng có thể trồng các loại rau lang, để củi dừa mục, gạch ống để rắn mối chui vào đẻ, đồng thời tạo cảnh tự nhiên, vừa tận dụng củi mục con mối chui vào sẽ làm thức ăn cho rắn mối. Sau đó dùng lưới đậy chuồng lại để tránh không cho gà, bìm bịp,... vào vì rắn mối là thức ăn khoái khẩu của chúng. Hiện, anh xây chuồng có kích thước 49m2. Với diện tích này, anh Lập cho biết có thể nuôi được 2.000 con rắn mối.
Thức ăn chủ yếu cho rắn mối là con mối, sâu, trùn quế, cá, tép băm nhỏ. Với 1.000 con rắn mối hàng ngày anh tốn 15 ngàn tiền mua thức ăn cho chúng. Anh Lập cho biết, rắn mối bán chủ yếu cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 400.000 đồng/kg (30-40 con), bán cho các tỉnh, thành phố mà nơi tiêu thụ mạnh nhất là Vĩnh Long, Cần Thơ. Nếu bán con giống thì 15.000 đồng/con, giao tận nhà đồng thời hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc.
Anh Lạc cho biết, nuôi rắn mối được xem là mô hình mới ở Bến Tre. Các món ăn được chế biến từ rắn mối như xào lăn, cà ri, nướng,… Rắn mối ngoài vị ngọt, mềm của thịt ra còn có nhiều chất dinh dưỡng không thua gì các loài động vật khác, ngoài ra nhiều người mua rắn mối về dùng làm thuốc trị bệnh.
Theo kinh nghiệm của anh Lạc, rắn mối trung bình đẻ 1 lần từ 10-12 con. Mỗi năm, rắn mối đẻ 2 lần, rộ nhất vào tháng 4 và tháng 10. Từ lúc mới nở đến khi bán được khoảng 9 tháng. Như vậy, nếu chăm sóc tốt 1.000 con trung bình 1 năm thu lợi nhuận từ 90-100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Với 1.000 con rắn mối giống ban đầu, anh Lạc để cho chúng nhân đàn tự nhiên và để tiếp tục làm giống nhân rộng hơn. Hiện nay, để đủ lượng hàng cung cấp, các anh em trong nhóm nuôi rắn mối của anh vẫn trao đổi sản phẩm qua lại nếu có nhiều đơn đặt hàng. Hiện, anh còn nuôi thử nghiệm kỳ nhông, vì theo anh giá kỳ nhông hiện nay cao hơn so với rắn mối. Nếu thành công anh sẽ nhân rộng đàn kỳ nhông và mở rộng hơn nửa với mô hình này trong thời gian tới.
Ngoài việc nuôi rắn mối thì thu nhập chính của gia đình anh từ 4 công đất vườn trồng sơ ri, dừa, kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc...) hàng năm sau khi trừ đi các khoản chi phí anh còn lãi trên 100 triệu đồng./.
Có thể bạn quan tâm

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.