Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khan hiếm, hành tây Đà Lạt bất ngờ đội giá cao kỷ lục

Khan hiếm, hành tây Đà Lạt bất ngờ đội giá cao kỷ lục
Ngày đăng: 30/10/2015

Ghi nhận tại chợ Đà Lạt, hiện tại có rất nhiều mặt hàng hành tây được bày bán ở đây.

Theo các tiểu thương, giá hành tây Đà Lạt dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg, nhiều loại hành tây khác không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ từ Trung Quốc có giá chưa bằng một nửa hành Đà Lạt.

Riêng, tại siêu thị BigC Đà Lạt, hành tây có giá lên tới 44.500 đồng/kg.

Được biết, thời điểm này Đà Lạt đang trái vụ hành tây, nhà vườn không có hàng để cung cấp cho thị trường.

Khan hiếm hành tây là nguyên nhân đẩy giá loại nông sản này lên cao trong thời gian qua.

Theo anh Hưng, chủ cửa hàng thực phẩm trên đường Nguyễn Công Trứ (Đà Lạt): “Trước đây hành tây Đà Lạt rẻ, tôi thường đóng hàng đi TP.

Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại nguồn hàng khan hiếm, nhập được số lượng ít nên chỉ để bán ở cửa hàng thôi.

Giá thì cao thật, nhưng không có hàng để bán”.

Vào tháng 6, nhiều tấn hành Đà Lạt phải đổ bỏ vì bán không được

Tại chợ Bùi Thị Xuân (TP Đà Lạt), khi khách hàng hỏi mua hành tây của Đà Lạt với số lượng lớn với giá cao nhưng các tiểu thương ở đây đều lắc đầu vì “mùa này, lấy đâu ra nhiều hành tây Đà Lạt mà bán…”.

Theo cô Lại Thị Duyên, phường 7, TP Đà Lạt - nơi trồng hành tây trọng điểm của thành phố: “

Hiện đang là trái vụ lại gần đến tết rồi, giá hành tăng là chuyện bình thường, mặt hàng nào cũng vậy thôi.

Thường thì khan hiếm hàng nên giá cao, lúc được mùa thì mất giá.

Với mức giá này mà ở trong vụ thu hoạch thì nông dân lãi to”.

Hiện tại, giá hành tây tại Đà Lạt đang được bán với giá cao kỷ lục

Trước đó vài tháng, nhiều nông hộ ở TP Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng) phải đem đổ bỏ hàng chục tấn hành tây hư hỏng, vì tích trữ chờ lên giá hoặc bán tháo với giá khoảng 3.000 đồng/kg, thậm chí có loại chưa tới 1.000 đồng/kg.

Còn khoảng hơn một tháng nữa Lâm Đồng mới chính thức bước vào vụ thu hoạch hành tây.

Do đó, nhiều tiểu thương nhận định trong khoảng thời gian tới, hành tây Đà Lạt vẫn khan hiếm, giá bán có thể sẽ còn ở mức cao và tiếp tục tăng.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

11/11/2014
Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

11/11/2014
Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

11/11/2014
Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

11/11/2014
Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014