Khan Hiếm Cá Tra Giống

Gần nửa tháng nay, giá cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng thêm 2.000 - 4.000 đồng/kg, lên mức 36.000 - 40.000 đồng/kg (loại 30 - 50 con/kg).
Nhiều người nuôi ở Tiền Giang cho biết, giá giống tăng là do giá cá tra thịt đang ở mức khá, trong khi nguồn cá giống khan hiếm hơn so với mọi năm.
Ông Nguyễn Văn Tỏ - nông dân ương cá tra giống ở xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) cho biết, cá tra giống có chiều cao thân 1,7cm (tương đương 50 con/kg) và 2cm (30 con/kg) là 2 cỡ cá giống được nông dân và doanh nghiệp chọn thả nuôi nhiều nhất. Hiện nay, cá tra giống giao tại ao loại 2cm/con có giá 36.000 - 37.000 đồng/kg; loại 1,7cm/con giá khoảng 40.000 đồng/kg.
Theo ông Tỏ, những đợt không khí lạnh kéo dài hồi đầu năm đã gây bất lợi cho hoạt động ương dưỡng cá tra giống, khiến dịch bệnh nhiều, tỷ lệ hao hụt rất cao, gây thiệt hại cho người ương cá.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Quốc Trí - chủ cửa hàng bán thuốc thú y thủy sản, cũng là thương lái thu mua cá giống ở xã Phú Cường, huyện Cai Lậy cho biết: “Do ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh, dịch bệnh nhiều nên tỷ lệ ương cá tra giống thành công trên địa bàn chỉ đạt khoảng 3-5%, khiến lượng cá tra giống rất khan hiếm. Gần nửa tháng qua, tôi cũng không có cá giống để cung cấp cho các doanh nghiệp và người nuôi”.
Theo bà con, mỗi vụ ương cá tra giống kéo dài khoảng 2,5-3 tháng. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, kỹ thuật tốt thì tỷ lệ sống trong ương cá tra giống đạt khoảng 10%, tương đương 4 tấn cá giống/công, giá thành sản xuất bình quân 22.000 đồng/kg. Với giá cá tra giống như hiện nay, sau khi trừ chi phí người ương giống lời khoảng 60 triệu đồng/công. Tuy nhiên, không có nhiều hộ đạt được mức lợi nhuận này, thậm chí có hộ mất trắng do cá giống chết sạch.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, các hộ sản xuất, ương dưỡng cá giống trong địa bàn tỉnh đã cung cấp cho thị trường 71,7 triệu cá giống và 136 triệu cá bột các loại, trong đó có 18,7 triệu con cá tra giống; 10,5 triệu cá điêu hồng giống. Hiện toàn tỉnh có khoảng 272ha diện tích ương cá tra giống, giảm 25% so với năm 2012, cung cấp cho thị trường khoảng 208,4 triệu con giống, giảm 10% so với năm 2012.
Do ảnh hưởng sụt giảm từ hoạt động nuôi cá tra thương phẩm nên giá cá tra giống trong năm luôn ở mức thấp, vì vậy nhiều hộ ương cá tra đã chuyển sang ương nuôi các đối tượng khác, trong đó một số xã trọng điểm ương cá tra giống như Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy) bà con đã san lấp 24,2ha ao để quay lại trồng lúa, hoa màu.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.